Dưới đây là 3 lý do chính lý giải việc làm nhà hướng Nam là tốt.
1. Ánh sáng tốt
Theo quan niệm của người xưa, hướng Bắc là âm, Nam là dương, thế đất hay thế nhà có phong thủy tốt là phải âm dương hài hòa. Thực tế cho thấy xác định được phương vị chính Nam là điều không dễ dàng, do đó nếu hơi nghiêng về Đông hoặc Tây cũng không có trở ngại gì. Hoặc nếu không có cách nào xây dựng nhà ở hướng Nam, thì cần mở cửa sổ hoặc xây giếng trời ở hướng Nam để tăng thêm ánh sáng cho ngôi nhà.
Xây nhà hướng Nam có thể tránh được ánh nắng chói chang từ phía Đông vào mỗi buổi sáng và buổi chiều cũng không bị nắng từ phía Tây chiếu gay gắt, đồng thời tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới hoặc gió lạnh từ phương Bắc tràn về. Theo đó, ngôi nhà tọa ở hướng Nam sẽ lợi dụng triệt để ánh sáng mặt trời, giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ và mùa hè.
|
Ảnh minh họa. |
2. Thông gió tốt
Vị trí địa lí và đặc thù khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới, nóng ẩm và gió mùa. Ở hầu hết các vùng miền thì hướng Nam là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa, vừa lưu thông gió tốt, lại đón được đầy đủ ánh sáng.
Các ngôi nhà có hướng Nam thì đông ấm hè mát, mùa hè đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và chính Nam, mùa đông tránh được gió mùa thổi lạnh. Luồng không khí lưu thông trong căn nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất.
3. Hướng cao quý và phát đạt
Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên được coi là hướng của bậc đế vương. Theo Hậu thiên bát quái, hướng này lại có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của ánh sáng và lửa. Các bậc vua chúa xưa thường tọa Bắc nhìn Nam để hướng về lẽ sáng, anh minh cai trị thiên hạ.
Theo đó, hướng Nam gắn với vận mệnh cao quý, phát đạt và đầy quyền uy của con người. Song theo lí luận phong thủy phái Bát trạch lại cho rằng, hướng Nam chỉ thích hợp với người mệnh Đông tứ trạch. Với những người thuộc mệnh Tây tứ trạch vẫn có thể làm nhà hướng Nam nếu biết sử dụng các vật phẩm phong thủy như gương bát quái… để hóa giải.