Phố Hàng Hòm là con phố dài khoảng 130 m, kéo dài từ cuối phố Hàng Quạt đến cuối phố Hàng Gai, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Cổ Vũ thượng, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Hòm có nguồn gốc từ việc khoảng giữa thế kỷ 19, một số người dân làng Hà Vĩ, một làng có nghề làm gỗ sơn thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội), ra phố này mở hiệu làm hòm, rương.Ban đầu những người thợ làm hòm sơn đen đựng quần áo, tráp sơn đen đựng giấy tờ… Về sau họ làm những hòm gỗ kiểu mới mà cho đến cách đây một vài thập niên vẫn còn được bán.Có lẽ do hiểu lầm tên phố mà vào thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố này là rue des Cerceuils, nghĩa là phố bán... quan tài. Năm 1945, phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Hòm.Chính giữa phố có một ngõ nhỏ là ngõ Hàng Chỉ, do thời xưa có một số nhà làm nghề se chỉ mà thành tên.Ngày 22/1/1891, một đám cháy lớn đã bùng phát ở phố Hàng Hòm, bao trùm con phố này và lan rộng về phía Đông. Vụ cháy đã khiến các phố Hàng Mành, Hàng Bạc, Cầu Gỗ, Hàng Thùng, Hàng Mắm Hàng Tre, Hàng Vôi thiệt hại nặng nề.Theo thống kê, có 208 công trình bị tiêu hủy, gồm nhà dân và bốn ngôi chùa. Một chủ cho thuê xe kéo tay là người Hoa bị cháy mất 60 xe trong vụ hỏa hoạn kinh hoàng này...Ngày nay phố Hàng Hòm không còn bán hòm. Con phố này được biết đến như một phố hóa chất, nơi chuyên bán các loại sơn, keo, và các loại hóa chất phổ biến dùng trong đời sống, sản xuất.Mùi hóa chất khá nồng phát ra từ các cửa hàng cùng những thùng sơn chất đống cao ngang đầu người là nét đặc trưng, gây ấn tượng cho du khách khi đi qua phố Hàng Hòm.Ngoài ra, trên phố cũng có một số cửa hàng bán đồ tiêu dùng, mỹ nghệ, quán ăn... phục vụ cho nhu cầu của người dân và khách du lịch.Số 11 Hàng Hòm là một quán phở, đồng thời cùng là đình Hà Vĩ, ngôi đình thờ ông tổ nghề sơn. Đó là ông Trần Lư, người làng Bình Vọng. Ông là người dạy nghề sơn cho dân làng Bình Vọng, từ đó nghề sơn đến với làng Hà Vĩ, rồi được người Hà Vĩ mang tới phố Hàng Hòm... Mời quý độc giả xem video: Những vị tổ nghề ở 36 phố phường Hà Nội. Nguồn: VTC10.
Phố Hàng Hòm là con phố dài khoảng 130 m, kéo dài từ cuối phố Hàng Quạt đến cuối phố Hàng Gai, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Cổ Vũ thượng, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Hòm có nguồn gốc từ việc khoảng giữa thế kỷ 19, một số người dân làng Hà Vĩ, một làng có nghề làm gỗ sơn thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội), ra phố này mở hiệu làm hòm, rương.
Ban đầu những người thợ làm hòm sơn đen đựng quần áo, tráp sơn đen đựng giấy tờ… Về sau họ làm những hòm gỗ kiểu mới mà cho đến cách đây một vài thập niên vẫn còn được bán.
Có lẽ do hiểu lầm tên phố mà vào thời Pháp thuộc, người Pháp gọi phố này là rue des Cerceuils, nghĩa là phố bán... quan tài. Năm 1945, phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Hòm.
Chính giữa phố có một ngõ nhỏ là ngõ Hàng Chỉ, do thời xưa có một số nhà làm nghề se chỉ mà thành tên.
Ngày 22/1/1891, một đám cháy lớn đã bùng phát ở phố Hàng Hòm, bao trùm con phố này và lan rộng về phía Đông. Vụ cháy đã khiến các phố Hàng Mành, Hàng Bạc, Cầu Gỗ, Hàng Thùng, Hàng Mắm Hàng Tre, Hàng Vôi thiệt hại nặng nề.
Theo thống kê, có 208 công trình bị tiêu hủy, gồm nhà dân và bốn ngôi chùa. Một chủ cho thuê xe kéo tay là người Hoa bị cháy mất 60 xe trong vụ hỏa hoạn kinh hoàng này...
Ngày nay phố Hàng Hòm không còn bán hòm. Con phố này được biết đến như một phố hóa chất, nơi chuyên bán các loại sơn, keo, và các loại hóa chất phổ biến dùng trong đời sống, sản xuất.
Mùi hóa chất khá nồng phát ra từ các cửa hàng cùng những thùng sơn chất đống cao ngang đầu người là nét đặc trưng, gây ấn tượng cho du khách khi đi qua phố Hàng Hòm.
Ngoài ra, trên phố cũng có một số cửa hàng bán đồ tiêu dùng, mỹ nghệ, quán ăn... phục vụ cho nhu cầu của người dân và khách du lịch.
Số 11 Hàng Hòm là một quán phở, đồng thời cùng là đình Hà Vĩ, ngôi đình thờ ông tổ nghề sơn. Đó là ông Trần Lư, người làng Bình Vọng. Ông là người dạy nghề sơn cho dân làng Bình Vọng, từ đó nghề sơn đến với làng Hà Vĩ, rồi được người Hà Vĩ mang tới phố Hàng Hòm...
Mời quý độc giả xem video: Những vị tổ nghề ở 36 phố phường Hà Nội. Nguồn: VTC10.