Vào mùa thu năm 1943, binh sĩ phát xít Đức thực hiện cuộc càn quét, bắt giữ và trục xuất hàng ngàn người Do Thái ở Italy tới các trại tập trung.Trong bối cảnh ấy, một căn bệnh bí ẩn và nguy hiểm mang tên "hội chứng K" xuất hiện ở Rome. Theo đó, hàng chục người nhập viện tại bệnh viện Fatebenefratelli để điều trị.Bệnh nhân có các triệu chứng như ho kéo dài, tê liệt và tử vong. Căn bệnh này được cho là rất dễ lây nhiễm.Thêm nữa, bệnh viện Fatebenefratelli có từ thế kỷ 16 từng là nơi điều trị những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.Cụ thể, vào thế kỷ 17, bệnh viện Fatebenefratelli được sử dụng để cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc dịch hạch và dịch tả ở Rome năm 1832.Chính vì bệnh viện Fatebenefratelli được cách ly nhằm tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh trên diện rộng nên nơi đây trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái ở Rome năm 1943.Thật vậy, khi lính Đức quốc xã đến bệnh viện Fatebenefratelli, các bác sĩ đã giải thích cho họ về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà họ đang điều trị cho các bệnh nhân.Sau khi nghe xong, lính phát xít Đức không dám vào bên trong bệnh viện để bắt giữ người Do Thái vì sợ nhiễm bệnh.Nhờ "hội chứng K" mà hàng ngàn người Do Thái được cho là đã mau mắn thoát nạn, không bị lính Đức quốc xã đưa đến các trại tử thần.Trên thực tế, "hội chứng K" là căn bệnh giả do bác sĩ Giovanni Borromeo ở bệnh viện Fatebenefratelli tạo ra cứu người Do Thái. Vị bác sĩ này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái trong bệnh viện kể từ năm 1938.
Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)
Vào mùa thu năm 1943, binh sĩ phát xít Đức thực hiện cuộc càn quét, bắt giữ và trục xuất hàng ngàn người Do Thái ở Italy tới các trại tập trung.
Trong bối cảnh ấy, một căn bệnh bí ẩn và nguy hiểm mang tên "hội chứng K" xuất hiện ở Rome. Theo đó, hàng chục người nhập viện tại bệnh viện Fatebenefratelli để điều trị.
Bệnh nhân có các triệu chứng như ho kéo dài, tê liệt và tử vong. Căn bệnh này được cho là rất dễ lây nhiễm.
Thêm nữa, bệnh viện Fatebenefratelli có từ thế kỷ 16 từng là nơi điều trị những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cụ thể, vào thế kỷ 17, bệnh viện Fatebenefratelli được sử dụng để cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc dịch hạch và dịch tả ở Rome năm 1832.
Chính vì bệnh viện Fatebenefratelli được cách ly nhằm tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh trên diện rộng nên nơi đây trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái ở Rome năm 1943.
Thật vậy, khi lính Đức quốc xã đến bệnh viện Fatebenefratelli, các bác sĩ đã giải thích cho họ về căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà họ đang điều trị cho các bệnh nhân.
Sau khi nghe xong, lính phát xít Đức không dám vào bên trong bệnh viện để bắt giữ người Do Thái vì sợ nhiễm bệnh.
Nhờ "hội chứng K" mà hàng ngàn người
Do Thái được cho là đã mau mắn thoát nạn, không bị lính Đức quốc xã đưa đến các trại tử thần.
Trên thực tế, "hội chứng K" là căn bệnh giả do bác sĩ Giovanni Borromeo ở bệnh viện Fatebenefratelli tạo ra cứu người Do Thái. Vị bác sĩ này đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho người Do Thái trong bệnh viện kể từ năm 1938.
Video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức (nguồn: VTC14)