Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có nhiều khám phá quan trọng như đội quân đất nung với kích thước tương đương người thật cùng một số đồ cổ, vũ khí...Tuy nhiên, các chuyên gia mới chỉ khai quật một phần lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sở dĩ họ chưa thể tiếp cận khu vực còn lại, bao gồm nơi đặt di hài vua Tần được cho là vì dòng sông thủy ngân khủng.Nhà sử học Tư Mã Thiên đã có những ghi chép quan trọng về quá trình xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong bộ Sử ký. Theo vị sử gia sống từ năm 145 đến năm 86 trước Công nguyên, hơn 500.000 thợ đã làm việc ở đó suốt 38 năm để hoàn thành nơi an nghỉ ngàn thu cho vua Tần.Tư Mã Thiên mô tả lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một cung điện khổng lồ dưới lòng đất. Nơi đây có bản sao thu nhỏ của nước Tần, bao gồm hơn 100 dòng sông, hồ nước và biển.Thay thế nước trên mặt đất để mô phỏng các sông, suối, biển là một lượng lớn thủy ngân. Người xưa đã đổ rất nhiều thủy ngân để tạo thành các dòng sông, hồ nước và biển trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.Lượng thủy ngân lớn này còn được cho có tác dụng như một biện pháp bảo vệ lăng mộ. Nếu kẻ trộm đột nhập vào bên trong thì sẽ mất mạng khi tiếp xúc với lượng lớn thủy ngân. Để làm sáng tỏ thông tin này, các chuyên gia đã tiến hành một loạt kiểm tra, nghiên cứu mẫu đất thu thập ở xung quanh lăng mộ.Kết quả nghiên cứu cho thấy đất xung quanh lăng mộ chứa nồng độ thủy ngân cao hơn đáng kể so với khu vực. Trong khi ở những vùng đất hẻo lánh, đất thường chứa trung bình 30 ppb (phần tỷ) thủy ngân. Thế nhưng, mức trung bình trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là 250 ppb, thậm chí ở một số vị trí lên tới 1.500 ppb.Từ đây, các chuyên gia nhận định dòng sông thủy ngân mà Tư Mã Thiên mô tả có khả năng tồn tại. Người xưa có thể đã đổ khoảng 100 tấn, xấp xỉ 7m3 thủy ngân để tạo ra các dòng sông, hồ nước và biển trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.Trải qua hơn 2.000 năm, lượng thủy ngân này bay hơi một phần và phần lớn ngấm vào đất. Do đó, các chuyên gia đo được nồng độ thủy ngân tại một số vị trí trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với hàm lượng rất cao. Các chuyên gia không thể liều lĩnh tiến vào sâu trong lăng mộ vì hàm lượng thủy ngân cao có thể đe dọa an toàn tính mạng của họ.Chỉ khi lên được phương án bảo vệ an toàn cho các nhà khảo cổ tiến vào bên trong cũng như đảm bảo cấu trúc lăng mộ cùng các hiện vật không bị hư hại, thì khi đó mới có thể khai quật toàn mộ nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng. Giới chuyên gia đánh giá sẽ có thể mất hàng chục cho tới hàng trăm năm để có thể tiến vào nơi đặt di hài của Tần Thủy Hoàng.Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào những năm 1970. Kể từ đó, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành các cuộc khai quật và có nhiều khám phá quan trọng như đội quân đất nung với kích thước tương đương người thật cùng một số đồ cổ, vũ khí...
Tuy nhiên, các chuyên gia mới chỉ khai quật một phần lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sở dĩ họ chưa thể tiếp cận khu vực còn lại, bao gồm nơi đặt di hài vua Tần được cho là vì dòng sông thủy ngân khủng.
Nhà sử học Tư Mã Thiên đã có những ghi chép quan trọng về quá trình xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong bộ Sử ký. Theo vị sử gia sống từ năm 145 đến năm 86 trước Công nguyên, hơn 500.000 thợ đã làm việc ở đó suốt 38 năm để hoàn thành nơi an nghỉ ngàn thu cho vua Tần.
Tư Mã Thiên mô tả lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một cung điện khổng lồ dưới lòng đất. Nơi đây có bản sao thu nhỏ của nước Tần, bao gồm hơn 100 dòng sông, hồ nước và biển.
Thay thế nước trên mặt đất để mô phỏng các sông, suối, biển là một lượng lớn thủy ngân. Người xưa đã đổ rất nhiều thủy ngân để tạo thành các dòng sông, hồ nước và biển trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Lượng thủy ngân lớn này còn được cho có tác dụng như một biện pháp bảo vệ lăng mộ. Nếu kẻ trộm đột nhập vào bên trong thì sẽ mất mạng khi tiếp xúc với lượng lớn thủy ngân. Để làm sáng tỏ thông tin này, các chuyên gia đã tiến hành một loạt kiểm tra, nghiên cứu mẫu đất thu thập ở xung quanh lăng mộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đất xung quanh lăng mộ chứa nồng độ thủy ngân cao hơn đáng kể so với khu vực. Trong khi ở những vùng đất hẻo lánh, đất thường chứa trung bình 30 ppb (phần tỷ) thủy ngân. Thế nhưng, mức trung bình trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là 250 ppb, thậm chí ở một số vị trí lên tới 1.500 ppb.
Từ đây, các chuyên gia nhận định dòng sông thủy ngân mà Tư Mã Thiên mô tả có khả năng tồn tại. Người xưa có thể đã đổ khoảng 100 tấn, xấp xỉ 7m3 thủy ngân để tạo ra các dòng sông, hồ nước và biển trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Trải qua hơn 2.000 năm, lượng thủy ngân này bay hơi một phần và phần lớn ngấm vào đất. Do đó, các chuyên gia đo được nồng độ thủy ngân tại một số vị trí trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng với hàm lượng rất cao. Các chuyên gia không thể liều lĩnh tiến vào sâu trong lăng mộ vì hàm lượng thủy ngân cao có thể đe dọa an toàn tính mạng của họ.
Chỉ khi lên được phương án bảo vệ an toàn cho các nhà khảo cổ tiến vào bên trong cũng như đảm bảo cấu trúc lăng mộ cùng các hiện vật không bị hư hại, thì khi đó mới có thể khai quật toàn mộ nơi chôn cất Tần Thủy Hoàng. Giới chuyên gia đánh giá sẽ có thể mất hàng chục cho tới hàng trăm năm để có thể tiến vào nơi đặt di hài của Tần Thủy Hoàng.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.