Ngày 29/3/1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lăng mộ hoàng gia nguyên vẹn nhất, lớn nhất từng được phát hiện cho đến nay.Trong các cuộc khai quật tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong những năm sau đó, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã có nhiều phát hiện quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là việc họ tìm thấy đội quân đất nung gồm hơn 8.000 bức tượng.Mỗi bức tượng binh sĩ đất nung có chiều cao tương đương người thật (từ 175 - 190 cm). Theo các chuyên gia, mỗi pho tượng đều là duy nhất bởi có nét mặt, cử chỉ khác nhau, thậm chí mang màu sắc khác biệt.Trong số hơn 8.000 bức tượng đất nung đã được khai quật, các chuyên gia dành nhiều sự chú ý đến một bức tượng ở trong tư thế lạ. Bức tượng này có tư thế nằm ngửa với đầu gối uốn cong, hai bàn chân mở rộng, hông tỳ lên gót chân và hai tay chống đất.Bức tượng này được khai quật ở hố Baixiyong, thuộc khu vực phía đông nam của lăng mộ với diện tích khoảng 700 m2. Không những vậy, bức tượng đất nung này trở nên đặc biệt hơn so với những pho tượng khác trong mộ Tần Thủy Hoàng khi có dấu vân tay bí ẩn ở bụng.Để giải mã bí ẩn, các chuyên gia dành nhiều thời gian nghiên cứu tỉ mỉ bức tượng có chiều dài 154 cm, nặng 101 kg trên. Theo họ, hình dáng "lạ" của bức tượng cho thấy nó có thể mô phỏng diễn viên nhào lộn từng biểu diễn trong hoàng cung.Khi còn sống, Tần Thủy Hoàng cũng có nhu cầu vui chơi, giải trí như những hoàng đế khác. Vì vậy, ông muốn tiếp tục cuộc sống xa hoa, vương giả ở thế giới bên kia nên cho người tạo ra bức tượng những người diễn xiếc.Về dấu vân tay ở bụng của bức tượng, nhóm chuyên gia ban đầu suy đoán nó có thể do một người vô tình để lại trong lúc khai quật, di chuyển pho tượng từ lăng mộ tới bảo tàng.Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cho thấy đó là dấu vân tay có niên đại hơn 2.000 năm tuổi. Điều này khiến họ suy đoán dấu vân tay do một nghệ nhân làm tượng vô tình để lại trong quá trình hoàn thành nó.Dựa trên đặc điểm vân tay, các nhà nghiên cứu nhận định nó là của một thanh thiếu niên. Dù lấy được mẫu dấu vân tay nhưng các chuyên gia khó có thể xác định danh tính của người này.Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Ngày 29/3/1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Theo các chuyên gia, đây là một trong những lăng mộ hoàng gia nguyên vẹn nhất, lớn nhất từng được phát hiện cho đến nay.
Trong các cuộc khai quật tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng trong những năm sau đó, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc đã có nhiều phát hiện quan trọng. Trong số này, đáng chú ý là việc họ tìm thấy đội quân đất nung gồm hơn 8.000 bức tượng.
Mỗi bức tượng binh sĩ đất nung có chiều cao tương đương người thật (từ 175 - 190 cm). Theo các chuyên gia, mỗi pho tượng đều là duy nhất bởi có nét mặt, cử chỉ khác nhau, thậm chí mang màu sắc khác biệt.
Trong số hơn 8.000 bức tượng đất nung đã được khai quật, các chuyên gia dành nhiều sự chú ý đến một bức tượng ở trong tư thế lạ. Bức tượng này có tư thế nằm ngửa với đầu gối uốn cong, hai bàn chân mở rộng, hông tỳ lên gót chân và hai tay chống đất.
Bức tượng này được khai quật ở hố Baixiyong, thuộc khu vực phía đông nam của lăng mộ với diện tích khoảng 700 m2. Không những vậy, bức tượng đất nung này trở nên đặc biệt hơn so với những pho tượng khác trong mộ Tần Thủy Hoàng khi có dấu vân tay bí ẩn ở bụng.
Để giải mã bí ẩn, các chuyên gia dành nhiều thời gian nghiên cứu tỉ mỉ bức tượng có chiều dài 154 cm, nặng 101 kg trên. Theo họ, hình dáng "lạ" của bức tượng cho thấy nó có thể mô phỏng diễn viên nhào lộn từng biểu diễn trong hoàng cung.
Khi còn sống, Tần Thủy Hoàng cũng có nhu cầu vui chơi, giải trí như những hoàng đế khác. Vì vậy, ông muốn tiếp tục cuộc sống xa hoa, vương giả ở thế giới bên kia nên cho người tạo ra bức tượng những người diễn xiếc.
Về dấu vân tay ở bụng của bức tượng, nhóm chuyên gia ban đầu suy đoán nó có thể do một người vô tình để lại trong lúc khai quật, di chuyển pho tượng từ lăng mộ tới bảo tàng.
Thế nhưng, kết quả nghiên cứu cho thấy đó là dấu vân tay có niên đại hơn 2.000 năm tuổi. Điều này khiến họ suy đoán dấu vân tay do một nghệ nhân làm tượng vô tình để lại trong quá trình hoàn thành nó.
Dựa trên đặc điểm vân tay, các nhà nghiên cứu nhận định nó là của một thanh thiếu niên. Dù lấy được mẫu dấu vân tay nhưng các chuyên gia khó có thể xác định danh tính của người này.
Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.