Với thảm thực vật dày đặc của các khu rừng nhiệt đới phía bắc Guatemala, những tàn tích 2.000 năm tuổi của xã hội người Maya cổ đại vẫn luôn là bí ẩn với con người chúng ta.Nhưng công nghệ laser tiên tiến đã giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra một địa điểm Maya rộng 1.683 km2 chưa từng được biết đến trước đây. Khám phá này đã cung cấp những hiểu biết mới đáng kinh ngạc về người Mesoamerica cổ đại và nền văn minh của họ.Bằng cách sử dụng công nghệ LiDAR, một hệ thống bản đồ ba chiều sử dụng sóng ánh sáng đã được tái hiện giúp các nhà nghiên cứu xác định vị trí các cấu trúc bị che khuất bởi rừng mưa rậm rạp. Bản đồ được tái tạo là 1 hệ thống siêu xa lộ có dạng như mạng nhện.Bản đồ thu được cho thấy một khu vực bao gồm 964 khu định cư được chia thành 417 thành phố, thị trấn và làng mạc của người Maya được kết nối với nhau.Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bang Idaho Richard Hansen cho biết: “Đây là hệ thống siêu xa lộ đầu tiên trên thế giới. Hệ thống này liên kết tất cả các thành phố lại với nhau như một mạng nhện… tạo thành một trong những xã hội nhà nước sớm nhất và đầu tiên ở Tây bán cầu.”Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một mạng lưới đường mòn đắp bằng đá dài 110 dặm (khoảng 177 km). Chúng liên kết các cộng đồng cho thấy rằng nền văn minh Maya là nơi sinh sống của một xã hội phức tạp hơn so với những gì chúng ta đã khám phá ra trước đây.Các con đường trong hệ thống này được đắp cao, nhô lên trên các đầm lầy và hệ thực vật rừng rậm của Vùng đất thấp Maya. Chúng đã hình thành “một mạng lưới các tương tác xã hội, chính trị và kinh tế” đồng thời đây cũng là minh chứng thể hiện cách người Maya quản lí xã hội.Các con đường đắp cao bao gồm hỗn hợp bùn và đá mỏ giữa một số lớp xi măng đá vôi. Người Maya có thể đã tạo ra những con đường trên cao tương tự như cách họ đã xây dựng các kim tự tháp của mình. Những con đường đắp cao này rộng tới 40 mét, gần bằng một nửa chiều dài của một sân bóng bầu dục Mỹ.Trong ngôn ngữ Maya, từ chỉ đường đắp cao là “Sacebe” có nghĩa là “con đường trắng”. Hansen cho biết, trên những con đường được nâng cao là một lớp thạch cao trắng dày, giúp tăng tầm nhìn trong đêm khi lớp thạch cao phản chiếu ánh trăng.Không rõ người Maya đã dùng phương thức nào để có thể xây dựng 1 công trình đồ sộ như vậy từ 2000 năm trước. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng những con đường này được tạo ra phục vụ cho việc di chuyển, tương tác và buôn bán giữa các khu vực khác nhau.Việc hoàn thiện hệ thống siêu xa lộ này là sự nỗ lực của nhiều người, việc hoàn thành nó yêu cầu không chỉ về công sức mà còn về sự phối hợp. Đây là minh chứng cho thấy nền văn minh Maya có tổ chức chặt chẽ và còn phức tạp và tiến bộ hơn nhiều những gì con người biết về họ.Phát hiện về công trình siêu xa lộ của người Maya đã mở ra nhiều cơ hội mới cho những nhà nghiên cứu, hứa hẹn những bí ẩn không ngờ tới về nền văn minh cổ đại này sẽ còn được con người khai phá trong tương lai.Mời quý độc giả xem video: Sốc với những bí mật trong xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthucnet.
Với thảm thực vật dày đặc của các khu rừng nhiệt đới phía bắc Guatemala, những tàn tích 2.000 năm tuổi của xã hội người Maya cổ đại vẫn luôn là bí ẩn với con người chúng ta.
Nhưng công nghệ laser tiên tiến đã giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra một địa điểm Maya rộng 1.683 km2 chưa từng được biết đến trước đây. Khám phá này đã cung cấp những hiểu biết mới đáng kinh ngạc về người Mesoamerica cổ đại và nền văn minh của họ.
Bằng cách sử dụng công nghệ LiDAR, một hệ thống bản đồ ba chiều sử dụng sóng ánh sáng đã được tái hiện giúp các nhà nghiên cứu xác định vị trí các cấu trúc bị che khuất bởi rừng mưa rậm rạp. Bản đồ được tái tạo là 1 hệ thống siêu xa lộ có dạng như mạng nhện.
Bản đồ thu được cho thấy một khu vực bao gồm 964 khu định cư được chia thành 417 thành phố, thị trấn và làng mạc của người Maya được kết nối với nhau.
Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bang Idaho Richard Hansen cho biết: “Đây là hệ thống siêu xa lộ đầu tiên trên thế giới. Hệ thống này liên kết tất cả các thành phố lại với nhau như một mạng nhện… tạo thành một trong những xã hội nhà nước sớm nhất và đầu tiên ở Tây bán cầu.”
Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một mạng lưới đường mòn đắp bằng đá dài 110 dặm (khoảng 177 km). Chúng liên kết các cộng đồng cho thấy rằng nền văn minh Maya là nơi sinh sống của một xã hội phức tạp hơn so với những gì chúng ta đã khám phá ra trước đây.
Các con đường trong hệ thống này được đắp cao, nhô lên trên các đầm lầy và hệ thực vật rừng rậm của Vùng đất thấp Maya. Chúng đã hình thành “một mạng lưới các tương tác xã hội, chính trị và kinh tế” đồng thời đây cũng là minh chứng thể hiện cách người Maya quản lí xã hội.
Các con đường đắp cao bao gồm hỗn hợp bùn và đá mỏ giữa một số lớp xi măng đá vôi. Người Maya có thể đã tạo ra những con đường trên cao tương tự như cách họ đã xây dựng các kim tự tháp của mình. Những con đường đắp cao này rộng tới 40 mét, gần bằng một nửa chiều dài của một sân bóng bầu dục Mỹ.
Trong ngôn ngữ Maya, từ chỉ đường đắp cao là “Sacebe” có nghĩa là “con đường trắng”. Hansen cho biết, trên những con đường được nâng cao là một lớp thạch cao trắng dày, giúp tăng tầm nhìn trong đêm khi lớp thạch cao phản chiếu ánh trăng.
Không rõ người Maya đã dùng phương thức nào để có thể xây dựng 1 công trình đồ sộ như vậy từ 2000 năm trước. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng những con đường này được tạo ra phục vụ cho việc di chuyển, tương tác và buôn bán giữa các khu vực khác nhau.
Việc hoàn thiện hệ thống siêu xa lộ này là sự nỗ lực của nhiều người, việc hoàn thành nó yêu cầu không chỉ về công sức mà còn về sự phối hợp. Đây là minh chứng cho thấy nền văn minh Maya có tổ chức chặt chẽ và còn phức tạp và tiến bộ hơn nhiều những gì con người biết về họ.
Phát hiện về công trình siêu xa lộ của người Maya đã mở ra nhiều cơ hội mới cho những nhà nghiên cứu, hứa hẹn những bí ẩn không ngờ tới về nền văn minh cổ đại này sẽ còn được con người khai phá trong tương lai.
Mời quý độc giả xem video: Sốc với những bí mật trong xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại. Nguồn: Kienthucnet.