Các chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về " xác ướp Turin" có niên đại vào khoảng năm 3700 trước Công nguyên - 3500 trước Công nguyên được lưu giữ trong bảo tàng ở thành phố Turin, Italy từ năm 1901 đến nay.Điều khiến các chuyên gia ấn tượng là xác ướp này trong tình trạng nguyên vẹn mà không hề được bảo quản bằng hóa chất dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử.Vì vậy, xác ướp hầu như không bị nhiễm hay chịu tác động hóa học nào nên rất thích hợp để nghiên cứu khoa học.Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, xác ướp của người đàn ông này bị khô tự nhiên do vùi trong cát sa mạc khô và nóng.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ ra thi hài người đàn ông trên đã được bảo quản và trải qua quá trình ướp xác.Điều này đồng nghĩa với việc người Ai Cập cổ đại sống trước thời pharaoh khoảng 1.500 năm hoặc lâu hơn nữa đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác và tiến hành những nghi lễ tôn giáo liên quan đến niềm tin về thế giới bên kia.Theo nhóm nghiên cứu, nhiều xác chết thời tiền sử (khoảng 4500 – 3350 năm trước Công nguyên) được khai quật ở Badari và Mostagedda đều có điểm chung là được chôn cùng các túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.Điều này khiến các chuyên gia suy đoán có thể con người sống vào giai đoạn lịch sử trên đã sử dụng nhựa cây như một cách ướp xác thô sơ.Nhựa cây được lấy từ một số loài cây, cụ thể là nhựa thông. Nó là một nguyên liệu có tác dụng bảo quản, được trộn vào hỗn hợp dùng để ướp xác người chết.Kết quả phân tích mẫu vải liệm lấy từ thân và cổ tay của xác ướp của các chuyên gia đã tìm thấy dầu thực vật hoặc mỡ động vật, nhựa thông và hương liệu thực vật. Đây là những nguyên liệu chính được dùng để bảo quản xác ướp.Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1)
Các chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về " xác ướp Turin" có niên đại vào khoảng năm 3700 trước Công nguyên - 3500 trước Công nguyên được lưu giữ trong bảo tàng ở thành phố Turin, Italy từ năm 1901 đến nay.
Điều khiến các chuyên gia ấn tượng là xác ướp này trong tình trạng nguyên vẹn mà không hề được bảo quản bằng hóa chất dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
Vì vậy, xác ướp hầu như không bị nhiễm hay chịu tác động hóa học nào nên rất thích hợp để nghiên cứu khoa học.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, xác ướp của người đàn ông này bị khô tự nhiên do vùi trong cát sa mạc khô và nóng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới chỉ ra thi hài người đàn ông trên đã được bảo quản và trải qua quá trình ướp xác.
Điều này đồng nghĩa với việc người Ai Cập cổ đại sống trước thời pharaoh khoảng 1.500 năm hoặc lâu hơn nữa đã có kiến thức về quy trình bảo quản xác và tiến hành những nghi lễ tôn giáo liên quan đến niềm tin về thế giới bên kia.
Theo nhóm nghiên cứu, nhiều xác chết thời tiền sử (khoảng 4500 – 3350 năm trước Công nguyên) được khai quật ở Badari và Mostagedda đều có điểm chung là được chôn cùng các túi nhỏ chứa hạt làm từ nhựa cây.
Điều này khiến các chuyên gia suy đoán có thể con người sống vào giai đoạn lịch sử trên đã sử dụng nhựa cây như một cách ướp xác thô sơ.
Nhựa cây được lấy từ một số loài cây, cụ thể là nhựa thông. Nó là một nguyên liệu có tác dụng bảo quản, được trộn vào hỗn hợp dùng để ướp xác người chết.
Kết quả phân tích mẫu vải liệm lấy từ thân và cổ tay của xác ướp của các chuyên gia đã tìm thấy dầu thực vật hoặc mỡ động vật, nhựa thông và hương liệu thực vật. Đây là những nguyên liệu chính được dùng để bảo quản xác ướp.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1)