Vạn Lý Trường Thành được biết đến là công trình nổi tiếng của Trung Quốc, liên tục được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Theo sử liệu, công trình này bắt đầu được xây dựng từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 trước Công nguyên) cho đến thời nhà Minh (1368 - 1664).Mục đích của người Trung Quốc thời xưa khi xây Vạn Lý Trường Thành là nhằm bảo vệ quốc gia khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ...Với chiều dài 21.196,18 km, Vạn Lý Trường Thành trở thành công trình nhân tạo dài nhất thế giới, trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc. Vào năm 1987, công trình "khủng" này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.Khi nghiên cứu về Vạn Lý Trường Thành, một số chuyên gia cho rằng, đoạn nguy hiểm nhất trên Vạn Lý Trường Thành là Tư Mã Đài (Simatai).Tư Mã Đài nằm ở quận Mật Vân, cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh khoảng 120 km về phía Đông Bắc. Đoạn trường thành này được xây dựng dưới thời Hồng Vũ Đế của nhà Minh.Với chiều dài 5,4 km, Tư Mã Đài là đoạn trường thành duy nhất được xây dựng dưới thời nhà Minh còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.Sở dĩ Tư Mã Đài được xem là đoạn nguy hiểm nhất của Vạn Lý Trường Thành vì nơi đây có địa hình hiểm trở. Cụ thể, đoạn trường thành này nằm trên đoạn núi quá dốc.Tư Mã Đài giống như một con rồng khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá khi được xây dựng trên địa hình từ độ cao khoảng 290m so với mực nước biển cho tới gần 1.000m. Nơi cao nhất ở Tư Mã Đài là lầu Tiên Nữ. Những bậc thang dẫn tới lầu Tiên Nữ có độ dốc lên tới gần 85 độ.Thêm nữa, hai bên của Tư Mã Đài là núi đá dựng đứng. Các bậc thang ở đoạn trường thành này gần như thẳng đứng nên việc đi lại vô cùng khó khăn, thậm chí nguy hiểm khi có thể trượt ngã.Người nào không đủ can đảm và không chịu được sự chênh lệch độ cao lớn thì sẽ khó có thể leo lên Tư Mã Đài. Vậy nên, mỗi năm có rất ít du khách ghé thăm Tư Mã Đài.Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Giới trẻ thắp nhang ảo, công đức bằng mã QR. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vạn Lý Trường Thành được biết đến là công trình nổi tiếng của Trung Quốc, liên tục được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Theo sử liệu, công trình này bắt đầu được xây dựng từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 trước Công nguyên) cho đến thời nhà Minh (1368 - 1664).
Mục đích của người Trung Quốc thời xưa khi xây Vạn Lý Trường Thành là nhằm bảo vệ quốc gia khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ...
Với chiều dài 21.196,18 km, Vạn Lý Trường Thành trở thành công trình nhân tạo dài nhất thế giới, trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc. Vào năm 1987, công trình "khủng" này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Khi nghiên cứu về Vạn Lý Trường Thành, một số chuyên gia cho rằng, đoạn nguy hiểm nhất trên Vạn Lý Trường Thành là Tư Mã Đài (Simatai).
Tư Mã Đài nằm ở quận Mật Vân, cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh khoảng 120 km về phía Đông Bắc. Đoạn trường thành này được xây dựng dưới thời Hồng Vũ Đế của nhà Minh.
Với chiều dài 5,4 km, Tư Mã Đài là đoạn trường thành duy nhất được xây dựng dưới thời nhà Minh còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay.
Sở dĩ Tư Mã Đài được xem là đoạn nguy hiểm nhất của Vạn Lý Trường Thành vì nơi đây có địa hình hiểm trở. Cụ thể, đoạn trường thành này nằm trên đoạn núi quá dốc.
Tư Mã Đài giống như một con rồng khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá khi được xây dựng trên địa hình từ độ cao khoảng 290m so với mực nước biển cho tới gần 1.000m. Nơi cao nhất ở Tư Mã Đài là lầu Tiên Nữ. Những bậc thang dẫn tới lầu Tiên Nữ có độ dốc lên tới gần 85 độ.
Thêm nữa, hai bên của Tư Mã Đài là núi đá dựng đứng. Các bậc thang ở đoạn trường thành này gần như thẳng đứng nên việc đi lại vô cùng khó khăn, thậm chí nguy hiểm khi có thể trượt ngã.
Người nào không đủ can đảm và không chịu được sự chênh lệch độ cao lớn thì sẽ khó có thể leo lên Tư Mã Đài. Vậy nên, mỗi năm có rất ít du khách ghé thăm Tư Mã Đài.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Giới trẻ thắp nhang ảo, công đức bằng mã QR. Nguồn: Kienthuc.net.vn.