Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Tổng chiều dài của công trình này là 21.196,18 km.Theo các chuyên gia, những phần đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng nhằm bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.Trong hơn 22 thế kỷ tiếp theo, nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Vạn Lý Trường Thành.Phần lớn kiến trúc Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.Trải qua hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng hiên ngang giữa đất trời và trở thành kỳ quan kiến trúc của nhân loại thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm.Khi tìm hiểu về công trình khủng này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Vạn Lý Trường Thành còn gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm lịch sử đầy biến động.Liên quan đến bí ẩn này, các chuyên gia chỉ ra một yếu tố quan trọng giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ là nhờ công thức bí mật trong quá trình thi công công trình này.Theo các chuyên gia, người Trung Quốc thời xưa đã trộn gạo nếp làm vữa để kết dính các viên gạch. Họ phát hiện gạo nếp có những đặc tính vật lý ổn định hơn, có sức bền cơ học lớn hơn nên được người xưa sử dụng làm hỗn hợp xây dựng.Thêm nữa, gạo nếp cũng giúp các đoạn nối kín tới mức ngay cả cỏ dại cũng không mọc xuyên qua nổi. Có thể thấy, đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bật nhất trong lịch sử cổ đại.Vữa gạo nếp được xem là sản phẩm xa xỉ của các triều đại phong kiến thời xưa. Do đó, nó thường được dùng để làm hỗn hợp chất kết dính trong thi công, xây dựng các công trình quan trọng của triều đình. Nhờ loại vữa đặc biệt trên, Vạn Lý Trường Thành trở nên kiên cố trước những trận động đất cực mạnh.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc dài nhất mà con người từng xây dựng. Tổng chiều dài của công trình này là 21.196,18 km.
Theo các chuyên gia, những phần đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng nhằm bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.
Trong hơn 22 thế kỷ tiếp theo, nhiều triều đại phong kiến ở Trung Quốc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Vạn Lý Trường Thành.
Phần lớn kiến trúc Vạn Lý Trường Thành tồn tại đến ngày nay được xây dựng dưới thời nhà Minh. Triều đại này đã xây dựng và tu sửa công trình kỳ vĩ này trong suốt hơn 200 năm.
Trải qua hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng hiên ngang giữa đất trời và trở thành kỳ quan kiến trúc của nhân loại thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm.
Khi tìm hiểu về công trình khủng này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Vạn Lý Trường Thành còn gần như nguyên vẹn sau hàng ngàn năm lịch sử đầy biến động.
Liên quan đến bí ẩn này, các chuyên gia chỉ ra một yếu tố quan trọng giúp Vạn Lý Trường Thành ngàn năm không đổ là nhờ công thức bí mật trong quá trình thi công công trình này.
Theo các chuyên gia, người Trung Quốc thời xưa đã trộn gạo nếp làm vữa để kết dính các viên gạch. Họ phát hiện gạo nếp có những đặc tính vật lý ổn định hơn, có sức bền cơ học lớn hơn nên được người xưa sử dụng làm hỗn hợp xây dựng.
Thêm nữa, gạo nếp cũng giúp các đoạn nối kín tới mức ngay cả cỏ dại cũng không mọc xuyên qua nổi. Có thể thấy, đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bật nhất trong lịch sử cổ đại.
Vữa gạo nếp được xem là sản phẩm xa xỉ của các triều đại phong kiến thời xưa. Do đó, nó thường được dùng để làm hỗn hợp chất kết dính trong thi công, xây dựng các công trình quan trọng của triều đình. Nhờ loại vữa đặc biệt trên, Vạn Lý Trường Thành trở nên kiên cố trước những trận động đất cực mạnh.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.