Theo các nhà khảo cổ học Ai Cập, lăng mộ cổ 4.400 tuổi nằm gần kim tự tháp Giza, bên ngoài thủ đô Cairo thuộc về nữ tư tế có tên Hetpet.Hetpet được cho là có mối quan hệ rất gần gũi với Hoàng tộc trong thời kỳ Cổ Vương Quốc Ai Cập ở triều đại thứ 5.“Các bức tường trên lăng mộ của nữ tư tế Hetpet còn dấu vết của những hình vẽ đặc biệt và được bảo tồn tốt. Chúng mô tả lại cảnh Hetpet đứng quan sát cảnh đi săn, câu cá, hay nhận những món lễ vật”, Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, ông Khaled al-Enany cho hay.Ngoài hình ảnh Hetpet, một số bức tường trong lăng mộ còn miêu tả con khỉ, ăn hoa quả và nhảy múa.Bộ trưởng Enany cho biết thêm vẫn còn lăng mộ nữa tại khu vực nghĩa địa ở phía tây Giza.“Những gì nhìn thấy trên bề mặt ở Ai Cập có thể chỉ chứa khoảng 40% lòng đất tại đây đang cất giấu”, ông Mostafa Al-Waziri, trưởng đoàn tìm kiếm nhận định.Các chuyên gia hy vọng sẽ có những phát hiện đáng chú ý hơn tại khu vực này nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.Trước khi tìm thấy lăng mộ của nữ tư tế trên, các món đồ tạo tác được cho là thuộc về Hetpet từng được giới khảo cổ tìm thấy trong cùng một khu vực cách đây hơn 1 thế kỷ vào năm 1909.Theo tài liệu để lại, Hetpet vốn là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng. Bà còn là nữ tư tế của Hathor - nữ thần phù trợ cho việc sinh nở.Năm 2017, Bộ Cổ vật Ai Cập đã tìm thấy nhiều di tích mới quan trọng, trong đó có thể kể tới ngôi mộ cổ ở thành phố Luxor, hay nhiều mộ cổ khác trải dài nhiều triều đại khác nhau trong lịch sử Ai Cập thời cổ đại. Video: Thoát chết ngoạn mục nhờ “kim tự tháp người” (nguồn: VTC1).
Theo các nhà khảo cổ học Ai Cập, lăng mộ cổ 4.400 tuổi nằm gần kim tự tháp Giza, bên ngoài thủ đô Cairo thuộc về nữ tư tế có tên Hetpet.
Hetpet được cho là có mối quan hệ rất gần gũi với Hoàng tộc trong thời kỳ Cổ Vương Quốc Ai Cập ở triều đại thứ 5.
“Các bức tường trên lăng mộ của nữ tư tế Hetpet còn dấu vết của những hình vẽ đặc biệt và được bảo tồn tốt. Chúng mô tả lại cảnh Hetpet đứng quan sát cảnh đi săn, câu cá, hay nhận những món lễ vật”, Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, ông Khaled al-Enany cho hay.
Ngoài hình ảnh Hetpet, một số bức tường trong lăng mộ còn miêu tả con khỉ, ăn hoa quả và nhảy múa.
Bộ trưởng Enany cho biết thêm vẫn còn lăng mộ nữa tại khu vực nghĩa địa ở phía tây Giza.
“Những gì nhìn thấy trên bề mặt ở Ai Cập có thể chỉ chứa khoảng 40% lòng đất tại đây đang cất giấu”, ông Mostafa Al-Waziri, trưởng đoàn tìm kiếm nhận định.
Các chuyên gia hy vọng sẽ có những phát hiện đáng chú ý hơn tại khu vực này nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.
Trước khi tìm thấy lăng mộ của nữ tư tế trên, các món đồ tạo tác được cho là thuộc về Hetpet từng được giới khảo cổ tìm thấy trong cùng một khu vực cách đây hơn 1 thế kỷ vào năm 1909.
Theo tài liệu để lại, Hetpet vốn là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng. Bà còn là nữ tư tế của Hathor - nữ thần phù trợ cho việc sinh nở.
Năm 2017, Bộ Cổ vật Ai Cập đã tìm thấy nhiều di tích mới quan trọng, trong đó có thể kể tới ngôi mộ cổ ở thành phố Luxor, hay nhiều mộ cổ khác trải dài nhiều triều đại khác nhau trong lịch sử Ai Cập thời cổ đại.
Video: Thoát chết ngoạn mục nhờ “kim tự tháp người” (nguồn: VTC1).