Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định là vua áp chót của triều Nguyễn. Khi còn làm Phụng hóa công, ông ta có thói quen mê đánh bạc, nhiều lần thua nặng. Thậm chí, nhiều lần, Khải Định còn xúi vợ về xin tiền bố mẹ.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", từ khi còn nhỏ, Khải Định đã nổi tiếng chơi bời, chẳng chịu học hành, chỉ thích bài bạc. Vòi vĩnh tiền mãi, lại không sinh được con, Khải Định bị bố mẹ vợ khinh thường. Quan đại thần, đồng thời là bố vợ Trương Như Cương có lần giận quá đã gọi ông ta là đồ “bất lực”.Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một con trai, tức vua Bảo Đại sau này (một số nghi vấn cho rằng Bảo Đại không phải con ruột của Khải Định).Khải Định là con rối trong tay thực dân Pháp. Ông ta không được quyết định chính sự, tất cả đều do Tòa Khâm sứ Pháp. Khải Định chỉ biết “mũ ni che tai”, ăn chơi phung phí. Đến nay, dân gian Huế vẫn còn văng vẳng câu vè: “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông làm tiên sư”.Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định bị đánh giá là vị vua chỉ ham chơi bời, cờ bạc. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Khải Định còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống, xây dựng rất nhiều công trình để phục vụ thói ăn chơi hưởng lạc.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định (1885-1925) tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau đổi thành Nguyễn Phúc Tuấn. Ông là con của vua Đồng Khánh.Giống như con trai mình, Đồng Khánh cũng là ông vua nổi tiếng với việc thân Pháp. Để giữ được ngai vàng của mình, Đồng Khánh chấp nhận biến thành con rối của người Pháp.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", trong lịch sử Việt Nam, Khải Định là ông vua để lại nhiều công trình phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình nhất, trong đó có Ứng Lăng. Công trình này gây nhiều tranh cãi, nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, một số lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định là vua áp chót của triều Nguyễn. Khi còn làm Phụng hóa công, ông ta có thói quen mê đánh bạc, nhiều lần thua nặng. Thậm chí, nhiều lần, Khải Định còn xúi vợ về xin tiền bố mẹ.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", từ khi còn nhỏ, Khải Định đã nổi tiếng chơi bời, chẳng chịu học hành, chỉ thích bài bạc. Vòi vĩnh tiền mãi, lại không sinh được con, Khải Định bị bố mẹ vợ khinh thường. Quan đại thần, đồng thời là bố vợ Trương Như Cương có lần giận quá đã gọi ông ta là đồ “bất lực”.
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một con trai, tức vua Bảo Đại sau này (một số nghi vấn cho rằng Bảo Đại không phải con ruột của Khải Định).
Khải Định là con rối trong tay thực dân Pháp. Ông ta không được quyết định chính sự, tất cả đều do Tòa Khâm sứ Pháp. Khải Định chỉ biết “mũ ni che tai”, ăn chơi phung phí. Đến nay, dân gian Huế vẫn còn văng vẳng câu vè: “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông làm tiên sư”.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định bị đánh giá là vị vua chỉ ham chơi bời, cờ bạc. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Khải Định còn rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng tộc truyền thống, xây dựng rất nhiều công trình để phục vụ thói ăn chơi hưởng lạc.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định (1885-1925) tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau đổi thành Nguyễn Phúc Tuấn. Ông là con của vua Đồng Khánh.
Giống như con trai mình, Đồng Khánh cũng là ông vua nổi tiếng với việc thân Pháp. Để giữ được ngai vàng của mình, Đồng Khánh chấp nhận biến thành con rối của người Pháp.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", trong lịch sử Việt Nam, Khải Định là ông vua để lại nhiều công trình phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình nhất, trong đó có Ứng Lăng. Công trình này gây nhiều tranh cãi, nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, một số lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.