Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, Khải Định là ông vua tai tiếng nhất của triều đại này. Khi còn là phụng hóa công (chưa chính thức làm vua), Khải Định đam mê bài bạc, nhiều lần thua độ phải để lính hầu ở lại. Thậm chí, mỗi khi hết tiền, ông ta còn nhờ vợ về xin nhà ngoại để chơi bạc. Chứng kiến con rể suốt ngày ham chơi, chưa sinh được con cái (mãi sau này Khải Định mới có con), bố vợ của ông ta là quan đại thần Trương Như Cương bực tức gọi Khải Định là "đồ bất lực vô hậu".Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", Khải Định tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trai của vua Đồng Khánh. Giống cha mình, Khải Định thân Pháp, làm tay sai của những kẻ xâm lược. Ông ta bị người đời gọi là "Ông tổ của nghề nịnh Tây".Khải Định được an táng ở Ứng Lăng, tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Lăng được khởi công xây dựng năm 1920, phải tới 11 năm sau mới hoàn thành. Khải Định cho xây dựng lăng tẩm của mình rất công phu, tốn kém.Năm 1922, Khải Định sang Pháp dự hội nghị đấu xảo của các thuộc địa. Hành động này bị những người yêu nước phản đối quyết liệt.Năm 1924, từ Pháp về, Khải Định lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh (sinh nhật 40 tuổi) rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", vua Khải Định có 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một con trai, tức vua Bảo Đại sau này (một số nghi vấn cho rằng Bảo Đại không phải con ruột của Khải Định). Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế nhìn từ flycam.
Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, Khải Định là ông vua tai tiếng nhất của triều đại này. Khi còn là phụng hóa công (chưa chính thức làm vua), Khải Định đam mê bài bạc, nhiều lần thua độ phải để lính hầu ở lại. Thậm chí, mỗi khi hết tiền, ông ta còn nhờ vợ về xin nhà ngoại để chơi bạc. Chứng kiến con rể suốt ngày ham chơi, chưa sinh được con cái (mãi sau này Khải Định mới có con), bố vợ của ông ta là quan đại thần Trương Như Cương bực tức gọi Khải Định là "đồ bất lực vô hậu".
Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", Khải Định tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trai của vua Đồng Khánh. Giống cha mình, Khải Định thân Pháp, làm tay sai của những kẻ xâm lược. Ông ta bị người đời gọi là "Ông tổ của nghề nịnh Tây".
Khải Định được an táng ở Ứng Lăng, tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Lăng được khởi công xây dựng năm 1920, phải tới 11 năm sau mới hoàn thành. Khải Định cho xây dựng lăng tẩm của mình rất công phu, tốn kém.
Năm 1922, Khải Định sang Pháp dự hội nghị đấu xảo của các thuộc địa. Hành động này bị những người yêu nước phản đối quyết liệt.
Năm 1924, từ Pháp về, Khải Định lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh (sinh nhật 40 tuổi) rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", vua Khải Định có 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một con trai, tức vua Bảo Đại sau này (một số nghi vấn cho rằng Bảo Đại không phải con ruột của Khải Định).
Mời quý độc giả xem video: Cố đô Huế nhìn từ flycam.