Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Cleopatra là một nhân vật nổi tiếng và quyền lực. Mặc dù là phụ nữ nhưng bà có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị ở Ai Cập cũng như La Mã.Để trở thành Nữ hoàng Ai Cập quyền lực, Cleopatra không hề do dự khi đưa ra quyết định giết anh chị em ruột. Cụ thể, sau khi vua cha qua đời, em trai của Cleopatra là Ptolemy XIII, 13 tuổi, thừa kế ngai vàng và trở thành tân vương của vương triều Ai Cập.Theo truyền thống, nhà vua Ai Cập thường kết hôn với anh chị em ruột để đảm bảo huyết thống hoàng tộc và quyền lực của gia tộc không rơi vào tay người ngoài. Thêm nữa, vương triều Ai Cập phải có 2 người (1 nam, 1 nữ) đồng cai trị. Đây chính là lý do pharaoh Ptolemy XIII quyết định cưới chị gái Cleopatra làm vợ. Lúc ấy, Cleopatra nên ngôi Nữ hoàng khi 18 tuổi.Sau lễ cưới, pharaoh Ptolemy XIII và Nữ hoàng Cleopatra đồng cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, Cleopatra là một bà hoàng thông minh và có nhiều tham vọng. Bà muốn nắm quyền trị vì Ai Cập một mình.Do đó, pharaoh Ptolemy XIII và Nữ hoàng Cleopatra diễn ra cuộc tranh giành quyền lực. Cuối cùng, nhà vua thắng thế và bắt chị gái đồng thời là vợ tới Syria sinh sống.Tại nơi tha hương, Nữ hoàng Cleopatra dùng nhan sắc, thân hình quyến rũ và sự thông minh để mê hoặc danh tướng La Mã Julius Caesar. Do si mê và muốn người đẹp được vui, Caesar giúp bà hoàng này giành lại ngai vàng.Hậu quả là pharaoh Ptolemy XIII bị giết chết trong cuộc tranh giành quyền lực với chị gái. Tuy nhiên, Nữ hoàng Cleopatra vẫn không thể cai trị Ai Cập một mình do luật lệ không cho phép. Do đó, dù là tình nhân của Caesar nhưng Nữ hoàng Cleopatra một lần nữa kết hôn với em trai khác là Ptolemy XIV.Trong 2 cuộc hôn nhân với các em trai, Nữ hoàng Cleopatra không sinh cho họ một người con nào. Thay vào đó, bà được cho là đầu độc Ptolemy XIV khiến ông hoàng này chết chỉ sau một thời gian ngắn nắm quyền.Sau khi người chồng thứ 2 chết, Nữ hoàng Cleopatra đưa người con trai của bà với tình nhân là danh tướng Caesar lên kế vị ngai vàng. Theo đó, mẹ con Cleopatra nắm trong tay quyền lực tuyệt đối. Trên thực tế, người con trai chỉ nắm quyền trên danh nghĩa vì còn quá nhỏ. Vậy nên, bà hoàng này là người duy nhất trị vì Ai Cập.Không những vậy, Nữ hoàng Cleopatra được cho chính là thủ phạm sát hại em gái Arsinoe IV vào năm 41 trước Công nguyên. Nhiều chuyên gia cho rằng, Cleopatra sát hại em gái vì lo sợ người em này có thể thực hiện cuộc chính biến nhằm chiếm lấy ngai vàng. Để phòng trừ hậu họa, Nữ hoàng Cleopatra giết Arsinoe IV để có thể an tâm trị vì Ai Cập.Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Cleopatra là một nhân vật nổi tiếng và quyền lực. Mặc dù là phụ nữ nhưng bà có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị ở Ai Cập cũng như La Mã.
Để trở thành Nữ hoàng Ai Cập quyền lực, Cleopatra không hề do dự khi đưa ra quyết định giết anh chị em ruột. Cụ thể, sau khi vua cha qua đời, em trai của Cleopatra là Ptolemy XIII, 13 tuổi, thừa kế ngai vàng và trở thành tân vương của vương triều Ai Cập.
Theo truyền thống, nhà vua Ai Cập thường kết hôn với anh chị em ruột để đảm bảo huyết thống hoàng tộc và quyền lực của gia tộc không rơi vào tay người ngoài. Thêm nữa, vương triều Ai Cập phải có 2 người (1 nam, 1 nữ) đồng cai trị. Đây chính là lý do pharaoh Ptolemy XIII quyết định cưới chị gái Cleopatra làm vợ. Lúc ấy, Cleopatra nên ngôi Nữ hoàng khi 18 tuổi.
Sau lễ cưới, pharaoh Ptolemy XIII và Nữ hoàng Cleopatra đồng cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, Cleopatra là một bà hoàng thông minh và có nhiều tham vọng. Bà muốn nắm quyền trị vì Ai Cập một mình.
Do đó, pharaoh Ptolemy XIII và Nữ hoàng Cleopatra diễn ra cuộc tranh giành quyền lực. Cuối cùng, nhà vua thắng thế và bắt chị gái đồng thời là vợ tới Syria sinh sống.
Tại nơi tha hương, Nữ hoàng Cleopatra dùng nhan sắc, thân hình quyến rũ và sự thông minh để mê hoặc danh tướng La Mã Julius Caesar. Do si mê và muốn người đẹp được vui, Caesar giúp bà hoàng này giành lại ngai vàng.
Hậu quả là pharaoh Ptolemy XIII bị giết chết trong cuộc tranh giành quyền lực với chị gái. Tuy nhiên, Nữ hoàng Cleopatra vẫn không thể cai trị Ai Cập một mình do luật lệ không cho phép. Do đó, dù là tình nhân của Caesar nhưng Nữ hoàng Cleopatra một lần nữa kết hôn với em trai khác là Ptolemy XIV.
Trong 2 cuộc hôn nhân với các em trai, Nữ hoàng Cleopatra không sinh cho họ một người con nào. Thay vào đó, bà được cho là đầu độc Ptolemy XIV khiến ông hoàng này chết chỉ sau một thời gian ngắn nắm quyền.
Sau khi người chồng thứ 2 chết, Nữ hoàng Cleopatra đưa người con trai của bà với tình nhân là danh tướng Caesar lên kế vị ngai vàng. Theo đó, mẹ con Cleopatra nắm trong tay quyền lực tuyệt đối. Trên thực tế, người con trai chỉ nắm quyền trên danh nghĩa vì còn quá nhỏ. Vậy nên, bà hoàng này là người duy nhất trị vì Ai Cập.
Không những vậy, Nữ hoàng Cleopatra được cho chính là thủ phạm sát hại em gái Arsinoe IV vào năm 41 trước Công nguyên. Nhiều chuyên gia cho rằng, Cleopatra sát hại em gái vì lo sợ người em này có thể thực hiện cuộc chính biến nhằm chiếm lấy ngai vàng. Để phòng trừ hậu họa, Nữ hoàng Cleopatra giết Arsinoe IV để có thể an tâm trị vì Ai Cập.
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn lăng mộ nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại