Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người huyện Vĩnh Hồ (Hà Nội ngày nay). Bà là người thông minh, cá tính, chồng làm quan tri huyện. Mỗi khi chồng đi vắng, có dân tình đến kêu oan, bà lại thay chồng xử án.Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, bà Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), vợ của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, được sử sách ghi nhận là nữ nhà giáo đầu tiên của người Việt. Sinh thời, bà từng dạy học cho cung phi trong phủ vua Lê.Chúa Mía tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Dong, còn có tên khác là Ngọc Dao hay Ngọc Diệu, người làng Nam Nguyễn, nay thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm (Hà Nội). Bà là người sắc nước hương trời, có tài văn thơ. Năm 1630, chúa Trịnh Tráng ngược dòng sông Hồng, gặp bà, đã đưa về phủ làm phi. Do có công với dân làng, lại là người sinh ra ở tổng Mía, nhân dân trong vùng lấy tên chùa là chùa Mía, đồng thời tôn sùng bà là Chúa Mía.Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan) từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung phi. Sau này, vì không may chồng mất sớm, bà đã lấy cớ xin về quê.Bùi Thị Xuân là danh tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trong lần đầu gặp gỡ, chàng trai trẻ Trần Quang Diệu đang bị hổ dữ tấn công. Bà dã ra tay trợ giúp, đánh đuổi thú dữ. Về sau, cả 2 vợ chồng bà đều trở thành danh tướng của nhà Tây Sơn.Nguyễn Thị Duệ (1574-1654) là nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng nước Việt. Tại khoa thi năm Giáp Ngọ (1594), dưới thời nhà Mạc, bà đóng giả nam đi thi và đỗ tiến sĩ.Bà Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích. Trong kháng chiến chống quân Minh, vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công. Ngày đó, để có cơ hội lên đường tòng quân, đánh đuổi quân Minh xâm lược, bà phải cải trang thành nam nhi, trà trộn vào quân sĩ.
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người huyện Vĩnh Hồ (Hà Nội ngày nay). Bà là người thông minh, cá tính, chồng làm quan tri huyện. Mỗi khi chồng đi vắng, có dân tình đến kêu oan, bà lại thay chồng xử án.
Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, bà Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), vợ của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, được sử sách ghi nhận là nữ nhà giáo đầu tiên của người Việt. Sinh thời, bà từng dạy học cho cung phi trong phủ vua Lê.
Chúa Mía tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Dong, còn có tên khác là Ngọc Dao hay Ngọc Diệu, người làng Nam Nguyễn, nay thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm (Hà Nội). Bà là người sắc nước hương trời, có tài văn thơ. Năm 1630, chúa Trịnh Tráng ngược dòng sông Hồng, gặp bà, đã đưa về phủ làm phi. Do có công với dân làng, lại là người sinh ra ở tổng Mía, nhân dân trong vùng lấy tên chùa là chùa Mía, đồng thời tôn sùng bà là Chúa Mía.
Nhờ học sâu hiểu rộng nên dưới thời vua Minh Mạng, Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan) từng được mời vào cung giữ chức Cung Trung Giáo Tập, dạy học cho công chúa và cung phi. Sau này, vì không may chồng mất sớm, bà đã lấy cớ xin về quê.
Bùi Thị Xuân là danh tướng của nhà Tây Sơn. Theo sách "Nhà Tây Sơn", trong lần đầu gặp gỡ, chàng trai trẻ Trần Quang Diệu đang bị hổ dữ tấn công. Bà dã ra tay trợ giúp, đánh đuổi thú dữ. Về sau, cả 2 vợ chồng bà đều trở thành danh tướng của nhà Tây Sơn.
Nguyễn Thị Duệ (1574-1654) là nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng nước Việt. Tại khoa thi năm Giáp Ngọ (1594), dưới thời nhà Mạc, bà đóng giả nam đi thi và đỗ tiến sĩ.
Bà Nguyễn Thị Bành là vợ của tướng quân Nguyễn Chích. Trong kháng chiến chống quân Minh, vợ chồng bà từng huấn luyện đội quân bồ câu nổi tiếng, lập nhiều chiến công. Ngày đó, để có cơ hội lên đường tòng quân, đánh đuổi quân Minh xâm lược, bà phải cải trang thành nam nhi, trà trộn vào quân sĩ.