Người dân ở thành phố Sevastopol thức dậy giữa đêm ngày 2/10/1916 khi nghe thấy tiếng nổ phát ra ở bến cảng. Khi ra ngoài nhìn, họ thấy khói đen bốc lên từ Imperatritsa Mariya - chiến hạm mạnh của Nga vào thời điểm đó.Chiến hạm Imperatritsa Mariya thuộc biên chế của Hạm đội Biển Đen gặp sự cố khủng khiếp khi đang neo đậu tại bến cảng. Theo lời Đô đốc Alexander Kolchak (trong ảnh), chỉ huy Hạm đội Biển Đen viết trong báo cáo, các thành viên thủy thủ đoàn đã làm mọi điều có thể để giúp chiến hạm Imperatritsa Mariya thoát nạn.Dù hàng trăm thủy thủ Nga lao vào dập lửa trên chiến hạm Imperatritsa Mariya nhưng không hiệu quả. 25 tiếng nổ được nghe thấy sau khi đám cháy bùng phát tới kho thuốc súng.Kết quả là chiến hạm Imperatritsa Mariya nhanh chóng chìm xuống biển. 320 người trong tổng số 1.220 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong thảm kịch trên.Chiến hạm Imperatritsa Mariya gặp thảm kịch tồi tệ đã giáng một đòn mạnh vào hạm đội Biển Đen khi sự cố xảy ra ngay tại bến cảng của Nga. Đặc biệt, thời điểm xảy ra thảm kịch là lúc Đế chế Nga đang tham gia Thế chiến 1 và đương đầu với Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm soát khu vực Biển Đen.Trước sự việc này, giới chức Nga đã tổ chức cuộc điều tra nguyên nhân khiến chiến hạm Imperatritsa Mariya chìm. Ba giả thuyết được đưa ra gồm: hỏa hoạn tự xuất phát từ kho thuốc súng; lỗi con người; âm mưu phá hoại của thế lực thù địch.Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, Đức đứng sau thảm kịch của chiến hạm Imperatritsa Mariya. Điều này xuất phát từ việc Viktor Wehrmann, một công dân gốc Đức bị bắt và xét xử ở Mykolaiv (nay là Ukraine) năm 1933.Wehrmann khai rằng bản thân làm gián điệp cho Đức trong Thế chiến 1 và đặc biệt quan tâm tới chiến hạm Imperatritsa Mariya cùng các tàu chiến khác.Thông tin này được Tạp chí quân sự Nezavisimoye Voyennoye Obozreniye (NVO) công bố năm 1999 với việc trích dẫn các văn bản tìm được trong kho lưu trữ của Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB).Theo NVO, Wehrmann khai nhận có mạng lưới gián điệp ở Sevastopol. Vào năm 1916, y bị trục xuất về Đức. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ y có khả năng huấn luyện và lên kế hoạch cho các gián điệp trong tổ chức của mình thực hiện vụ tấn công đánh chìm chiến hạm hàng đầu của Nga.
Video: Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa về phía Syria (nguồn: VTC14)
Người dân ở thành phố Sevastopol thức dậy giữa đêm ngày 2/10/1916 khi nghe thấy tiếng nổ phát ra ở bến cảng. Khi ra ngoài nhìn, họ thấy khói đen bốc lên từ Imperatritsa Mariya - chiến hạm mạnh của Nga vào thời điểm đó.
Chiến hạm Imperatritsa Mariya thuộc biên chế của Hạm đội Biển Đen gặp sự cố khủng khiếp khi đang neo đậu tại bến cảng. Theo lời Đô đốc Alexander Kolchak (trong ảnh), chỉ huy Hạm đội Biển Đen viết trong báo cáo, các thành viên thủy thủ đoàn đã làm mọi điều có thể để giúp chiến hạm Imperatritsa Mariya thoát nạn.
Dù hàng trăm thủy thủ Nga lao vào dập lửa trên chiến hạm Imperatritsa Mariya nhưng không hiệu quả. 25 tiếng nổ được nghe thấy sau khi đám cháy bùng phát tới kho thuốc súng.
Kết quả là chiến hạm Imperatritsa Mariya nhanh chóng chìm xuống biển. 320 người trong tổng số 1.220 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng trong thảm kịch trên.
Chiến hạm Imperatritsa Mariya gặp thảm kịch tồi tệ đã giáng một đòn mạnh vào hạm đội Biển Đen khi sự cố xảy ra ngay tại bến cảng của Nga. Đặc biệt, thời điểm xảy ra thảm kịch là lúc Đế chế Nga đang tham gia Thế chiến 1 và đương đầu với Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm soát khu vực Biển Đen.
Trước sự việc này, giới chức Nga đã tổ chức cuộc điều tra nguyên nhân khiến chiến hạm Imperatritsa Mariya chìm. Ba giả thuyết được đưa ra gồm: hỏa hoạn tự xuất phát từ kho thuốc súng; lỗi con người; âm mưu phá hoại của thế lực thù địch.
Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng, Đức đứng sau thảm kịch của chiến hạm Imperatritsa Mariya. Điều này xuất phát từ việc Viktor Wehrmann, một công dân gốc Đức bị bắt và xét xử ở Mykolaiv (nay là Ukraine) năm 1933.
Wehrmann khai rằng bản thân làm gián điệp cho Đức trong Thế chiến 1 và đặc biệt quan tâm tới chiến hạm Imperatritsa Mariya cùng các tàu chiến khác.
Thông tin này được Tạp chí quân sự Nezavisimoye Voyennoye Obozreniye (NVO) công bố năm 1999 với việc trích dẫn các văn bản tìm được trong kho lưu trữ của Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB).
Theo NVO, Wehrmann khai nhận có mạng lưới gián điệp ở Sevastopol. Vào năm 1916, y bị trục xuất về Đức. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ y có khả năng huấn luyện và lên kế hoạch cho các gián điệp trong tổ chức của mình thực hiện vụ tấn công đánh chìm chiến hạm hàng đầu của Nga.
Video: Tàu chiến và tàu ngầm Nga bắn một loạt tên lửa về phía Syria (nguồn: VTC14)