Ngày 2/9/1945, quảng trường Norodom ở Sài Gòn (nay là khu vực công viên 30/4, phía sau nhà thờ Đức Bà) đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại. Đó là buổi lễ mừng ngày độc lập của Việt Nam với sự tham gia của một triệu người.Từ buổi sáng hôm đó, một biển người từ khắp các ngả đường đã đổ về quảng trường với cờ hoa rợp trời cùng các khẩu hiệu "Việt Nam Dân chủ cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!"… bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga...Lễ độc lập cử hành đúng 14h, bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của nhóm Hoàng Mai Lưu: "Này anh em ơi, tiến lên dưới cờ giải phóng! Đồng lòng cùng đi! Đi! Đi! Sá gì thân sống!...". Ảnh: Bia kỷ niệm nơi lễ độc lập được tiến hành ở công viên 30/4.Theo kế hoạch, ban tổ chức buổi lễ sẽ tiếp sóng Hà Nội để phát bản Tuyên ngôn Độc Lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc từ quảng trường Ba Đình. Tuy nhiên, việc này đã không thực hiện được do thời tiết xấu và điều kiện kỹ thuật hạn chế.Để tiếp tục chương trình, ban tổ chức đề nghị GS Trần Văn Giàu ( lúc đó là bí thư Xứ ủy Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam bộ…) lên lễ đài dựng phía sau nhà thờ Đức Bà để phát biểu.GS Trần Văn Giàu tuyên bố "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống" và kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ cách mạng, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa".Tiếp nối chương trình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".Sau đó, nhân dân thành phố xuống đường tuần hành, biểu thị quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Lực lượng vũ trang còn sót lại của thực dân Pháp đã có hành động khiêu khích, bắn vào đoàn người biểu tình, nhưng quần chúng sôi sục cách mạng đã đánh chóng trấn áp bọn thực dân phản động và tiếp tục cuộc diễu hành lịch sử...Sau này, đánh giá về ý nghĩa lịch sử của ngày lễ Độc lập ở Sài Gòn, GS Trần Văn Giàu cho rằng, khát vọng độc lập suốt gần 100 năm đã làm cho cả triệu người dân nước Việt Nam kết thành một khối thống nhất, vừa hừng hực khí thế của niềm vui chiến thắng, vừa kiên quyết chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho nền độc lập tự do của đất nước, dân tộc.
Ngày 2/9/1945, quảng trường Norodom ở Sài Gòn (nay là khu vực công viên 30/4, phía sau nhà thờ Đức Bà) đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại. Đó là buổi lễ mừng ngày độc lập của Việt Nam với sự tham gia của một triệu người.
Từ buổi sáng hôm đó, một biển người từ khắp các ngả đường đã đổ về quảng trường với cờ hoa rợp trời cùng các khẩu hiệu "Việt Nam Dân chủ cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!"… bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp, Nga...
Lễ độc lập cử hành đúng 14h, bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của nhóm Hoàng Mai Lưu: "Này anh em ơi, tiến lên dưới cờ giải phóng! Đồng lòng cùng đi! Đi! Đi! Sá gì thân sống!...". Ảnh: Bia kỷ niệm nơi lễ độc lập được tiến hành ở công viên 30/4.
Theo kế hoạch, ban tổ chức buổi lễ sẽ tiếp sóng Hà Nội để phát bản Tuyên ngôn Độc Lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc từ quảng trường Ba Đình. Tuy nhiên, việc này đã không thực hiện được do thời tiết xấu và điều kiện kỹ thuật hạn chế.
Để tiếp tục chương trình, ban tổ chức đề nghị GS Trần Văn Giàu ( lúc đó là bí thư Xứ ủy Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam bộ…) lên lễ đài dựng phía sau nhà thờ Đức Bà để phát biểu.
GS Trần Văn Giàu tuyên bố "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống" và kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ cách mạng, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa".
Tiếp nối chương trình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".
Sau đó, nhân dân thành phố xuống đường tuần hành, biểu thị quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Lực lượng vũ trang còn sót lại của thực dân Pháp đã có hành động khiêu khích, bắn vào đoàn người biểu tình, nhưng quần chúng sôi sục cách mạng đã đánh chóng trấn áp bọn thực dân phản động và tiếp tục cuộc diễu hành lịch sử...
Sau này, đánh giá về ý nghĩa lịch sử của ngày lễ Độc lập ở Sài Gòn, GS Trần Văn Giàu cho rằng, khát vọng độc lập suốt gần 100 năm đã làm cho cả triệu người dân nước Việt Nam kết thành một khối thống nhất, vừa hừng hực khí thế của niềm vui chiến thắng, vừa kiên quyết chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho nền độc lập tự do của đất nước, dân tộc.