Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ không ngừng lớn mạnh, mở rộng lãnh thổ ở châu Á và châu Âu. Theo ước tính, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ đã dẫn quân chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Với việc chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn và trù phú, danh tiếng và tài cầm quân của Thành Cát Tư Hãn được nhiều người biết đến.Theo đó, nhiều quốc gia, bộ tộc nghe thấy tên của Thành Cát Tư Hãn đã thấy run sợ. Thậm chí, một số nơi còn nhanh chóng đầu hàng khi bị đế chế Mông Cổ dòm ngó, tấn công. Thế nhưng, đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn có thất bại đau đớn tại Afghanistan khiến hậu thế tò mò.Cụ thể, vào năm 1218, nhà cầm quân vĩ đại Mông Cổ phái khoảng 500 người mang theo nhiều châu báu tới Khwarezmia để thiết lập quan hệ ngoại giao với vương quốc đó. Vào thời điểm trên, Khwarezm là đế quốc hùng mạnh và rộng lớn với lãnh thổ trải dài trên lãnh thổ ngày nay là Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, một phần Afghanistan và các vùng lân cận.Thành Cát Tư Hãn cũng cho người mang thư do đích thân ông viết gửi tới Shah Ala ad-Din Muhammad - người cai trị vương quốc Khwarezm. Trong thư, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bày tỏ ý định muốn xây dựng tình hữu nghị và nền hòa bình với Khwarezm.Thế nhưng, đoàn sứ giả của Thành Cát Tư Hãn chưa kịp diện kiến Shah Ala ad-Din Muhammad thì bị lực lượng ở thành phố Otrar bắt giữ. Sau đó, Thành Cát Tư Hãn gửi 3 nhà ngoại giao khác tới nhằm bày tỏ ý định thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại nhưng đều bị Shah Ala ad-Din Muhammad từ chối.Điều này khiến Thành Cát Tư Hãn tức giận. Vì vậy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ chỉ huy 20 vạn quân tiến đánh Khwarezm vào năm 1219. Sau 5 tháng tấn công, đội quân của Thành Cát Tư Hãn chiếm được thành Otrar.Mục tiêu tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn là thành Bukhara. Với đội quân hùng hậu và chiến thuật tập kích, thành trì này nhanh chóng rơi vào tay Mông Cổ. Đến tháng 3/1220, quân Mông Cổ tiến sát kinh đô Samarkand và chiếm được nơi này sau nhiều tháng giao tranh dữ dội. Cứ như vậy, Thành Cát Tư Hãn chiếm được nhiều thành trì của vương quốc Khwarezm.Tuy nhiên, sau khi Shah Ala ad-Din Muhammad qua đời năm 1220, con trai ông là Jalal ad-Din Mingburnu kế vị ngai vàng đã khiến Thành Cát Tư Hãn nếm mùi thất bại. Tân vương của vương quốc Khwarezm thông minh và có tài bày binh bố trận đã tập hợp được lực lượng hùng hậu lên đến 6 vạn binh sĩ.Lợi dụng địa hình của Afghanistan có nhiều đồi núi hiểm trở, Jalal ad-Din Mingburnu ra lệnh cho quân sĩ giả vờ thua để quân Mông Cổ tiến vào thung lũng nhỏ hẹp. Tại nơi này, quân đội Khwarezm mai phục và bất ngờ tấn công khiến quân Mông Cổ thua đau, Khi ấy, em nuôi của Thành Cát Tư Hãn là Thất Cát Hốt Thốc Hốt buộc phải ra lệnh rút quân.Về sau, đích thân Thành Cát Tư Hãn chỉ huy chiến dịch quân sự ở Khwarezm nhưng vẫn không thể giành được thắng lợi trước đội quân dũng mãnh và tài cầm quân xuất sắc của Jalal ad-Din Mingburnu. Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.
Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ không ngừng lớn mạnh, mở rộng lãnh thổ ở châu Á và châu Âu. Theo ước tính, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ đã dẫn quân chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Với việc chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn và trù phú, danh tiếng và tài cầm quân của Thành Cát Tư Hãn được nhiều người biết đến.
Theo đó, nhiều quốc gia, bộ tộc nghe thấy tên của Thành Cát Tư Hãn đã thấy run sợ. Thậm chí, một số nơi còn nhanh chóng đầu hàng khi bị đế chế Mông Cổ dòm ngó, tấn công. Thế nhưng, đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn có thất bại đau đớn tại Afghanistan khiến hậu thế tò mò.
Cụ thể, vào năm 1218, nhà cầm quân vĩ đại Mông Cổ phái khoảng 500 người mang theo nhiều châu báu tới Khwarezmia để thiết lập quan hệ ngoại giao với vương quốc đó. Vào thời điểm trên, Khwarezm là đế quốc hùng mạnh và rộng lớn với lãnh thổ trải dài trên lãnh thổ ngày nay là Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, một phần Afghanistan và các vùng lân cận.
Thành Cát Tư Hãn cũng cho người mang thư do đích thân ông viết gửi tới Shah Ala ad-Din Muhammad - người cai trị vương quốc Khwarezm. Trong thư, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ bày tỏ ý định muốn xây dựng tình hữu nghị và nền hòa bình với Khwarezm.
Thế nhưng, đoàn sứ giả của Thành Cát Tư Hãn chưa kịp diện kiến Shah Ala ad-Din Muhammad thì bị lực lượng ở thành phố Otrar bắt giữ. Sau đó, Thành Cát Tư Hãn gửi 3 nhà ngoại giao khác tới nhằm bày tỏ ý định thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại nhưng đều bị Shah Ala ad-Din Muhammad từ chối.
Điều này khiến Thành Cát Tư Hãn tức giận. Vì vậy, thủ lĩnh đế chế Mông Cổ chỉ huy 20 vạn quân tiến đánh Khwarezm vào năm 1219. Sau 5 tháng tấn công, đội quân của Thành Cát Tư Hãn chiếm được thành Otrar.
Mục tiêu tiếp theo của Thành Cát Tư Hãn là thành Bukhara. Với đội quân hùng hậu và chiến thuật tập kích, thành trì này nhanh chóng rơi vào tay Mông Cổ. Đến tháng 3/1220, quân Mông Cổ tiến sát kinh đô Samarkand và chiếm được nơi này sau nhiều tháng giao tranh dữ dội. Cứ như vậy, Thành Cát Tư Hãn chiếm được nhiều thành trì của vương quốc Khwarezm.
Tuy nhiên, sau khi Shah Ala ad-Din Muhammad qua đời năm 1220, con trai ông là Jalal ad-Din Mingburnu kế vị ngai vàng đã khiến Thành Cát Tư Hãn nếm mùi thất bại. Tân vương của vương quốc Khwarezm thông minh và có tài bày binh bố trận đã tập hợp được lực lượng hùng hậu lên đến 6 vạn binh sĩ.
Lợi dụng địa hình của Afghanistan có nhiều đồi núi hiểm trở, Jalal ad-Din Mingburnu ra lệnh cho quân sĩ giả vờ thua để quân Mông Cổ tiến vào thung lũng nhỏ hẹp. Tại nơi này, quân đội Khwarezm mai phục và bất ngờ tấn công khiến quân Mông Cổ thua đau, Khi ấy, em nuôi của Thành Cát Tư Hãn là Thất Cát Hốt Thốc Hốt buộc phải ra lệnh rút quân.
Về sau, đích thân Thành Cát Tư Hãn chỉ huy chiến dịch quân sự ở Khwarezm nhưng vẫn không thể giành được thắng lợi trước đội quân dũng mãnh và tài cầm quân xuất sắc của Jalal ad-Din Mingburnu.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV | Giải trí.