Nằm trong khu di tích lịch sử Chiến khu Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), đình Tân Trào là nơi đã diễn ra một sự kiện đặc biệt trước thềm cuộc Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng vĩ đại dẫn đến sự khai sinh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ngược dòng thời gian, đình Tân Trào được dựng năm 1923, ban đầu gọi là đình Kim Long. Đây là một công trình bằng gỗ, xây ba gian, mang dáng dấp một ngôi nhà sàn của đông bào dân tộc địa phương. Đình thờ Thành hoàng và 7 vị sơn thần ngự ở các ngọn núi quanh làng Kim Long.Vào ngày 16/8/1945, trong bầu khí cách mạng hết sức khẩn trương, Quốc dân đại hội do Trung ương Đảng chủ trì đã khai mạc tại đình Tân Trào. Đại hội quy tụ hơn 60 đại biểu từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và cả kiều bào ở Thái Lan và Lào về tham dự.Sau buổi thảo luận sôi nổi, Đại hội đã thông qua 10 chính sách lớn của mặt trận Việt Minh, cũng là chính sách của nước Việt Nam mới khi giành độc lập. Đặc biệt, Đại hội quyết định toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong bối cảnh tình thế cách mạng đã chín muồi. Lệnh tổng khởi nghĩa được thông qua, và Uỷ ban Dân tộc giải phóng được bầu ra bằng phiếu kín gồm 10 vị. Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban. Sáng ngày 17/8/1945, Uỷ ban đã ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sự chứng kiến của các đại biểu Đại hội và đồng bào địa phương.Thay mặt Uỷ ban, Bác Hồ đọc lời tuyên thệ: “…Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước. Xin thề”.Các nhà sử học đánh giá, Quốc dân Đại hội ở đình Tân Trào được coi như Hội nghị Diên hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta. Đại hội này là nơi hội tụ sự đoàn kết, trí tuệ của toàn dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước.Vào thời khắc lịch sử đó, từ mái đình Tân Trào, lời kêu gọi cứu quốc được phát đi tới mọi miền, thúc giục hơn 20 triệu đồng bào cùng đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa dành chính quyền, đưa đất nước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Nằm trong khu di tích lịch sử Chiến khu Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), đình Tân Trào là nơi đã diễn ra một sự kiện đặc biệt trước thềm cuộc Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng vĩ đại dẫn đến sự khai sinh của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngược dòng thời gian, đình Tân Trào được dựng năm 1923, ban đầu gọi là đình Kim Long. Đây là một công trình bằng gỗ, xây ba gian, mang dáng dấp một ngôi nhà sàn của đông bào dân tộc địa phương. Đình thờ Thành hoàng và 7 vị sơn thần ngự ở các ngọn núi quanh làng Kim Long.
Vào ngày 16/8/1945, trong bầu khí cách mạng hết sức khẩn trương, Quốc dân đại hội do Trung ương Đảng chủ trì đã khai mạc tại đình Tân Trào. Đại hội quy tụ hơn 60 đại biểu từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam và cả kiều bào ở Thái Lan và Lào về tham dự.
Sau buổi thảo luận sôi nổi, Đại hội đã thông qua 10 chính sách lớn của mặt trận Việt Minh, cũng là chính sách của nước Việt Nam mới khi giành độc lập. Đặc biệt, Đại hội quyết định toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong bối cảnh tình thế cách mạng đã chín muồi.
Lệnh tổng khởi nghĩa được thông qua, và Uỷ ban Dân tộc giải phóng được bầu ra bằng phiếu kín gồm 10 vị. Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban. Sáng ngày 17/8/1945, Uỷ ban đã ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sự chứng kiến của các đại biểu Đại hội và đồng bào địa phương.
Thay mặt Uỷ ban, Bác Hồ đọc lời tuyên thệ: “…Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước. Xin thề”.
Các nhà sử học đánh giá, Quốc dân Đại hội ở đình Tân Trào được coi như Hội nghị Diên hồng lần thứ hai trong lịch sử nước ta. Đại hội này là nơi hội tụ sự đoàn kết, trí tuệ của toàn dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước.
Vào thời khắc lịch sử đó, từ mái đình Tân Trào, lời kêu gọi cứu quốc được phát đi tới mọi miền, thúc giục hơn 20 triệu đồng bào cùng đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa dành chính quyền, đưa đất nước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.