Nơi lạnh nhất trên bề mặt Trái Đất được các nhà khoa học ghi nhận ở cao nguyên phía Đông châu Nam Cực. Vào năm 2016, Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở cao nguyên phía Đông của Nam Cực là âm 98 độ C. Đây chính là nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất.Cao nguyên phía Đông của Nam Cực là khu vực rộng lớn, diện tích gần bằng Australia, nằm trên độ cao 3.500 m so với mực nước biển. Không khí trên cao nguyên rất khô, ít gió. Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC), không khí khô khiến nhiệt lượng từ bề mặt băng tuyết bị phát tán vào không gian dễ dàng hơn, do đó nhiệt độ bề mặt ở đây khá thấp.Châu Nam Cực là điểm cực Nam của Trái Đất, đây là lục địa duy nhất trên thế giới không có con người sinh sống (trừ một số nhà khoa học sinh sống tạm thời). Châu Nam Cực không thuộc lãnh thổ của bất cứ nước nào.Với diện tích khoảng 14 triệu km2, Nam Cực là châu lục có diện tích tự nhiên xếp thứ 3 thế giới (sau châu Á, châu Phi, châu Mỹ), lớn hơn châu Âu và châu Đại Dương.Thung lũng McMurdo (thung lũng khô) ở châu Nam Cực được các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Hơn 2 triệu năm qua, nơi đây chưa có mưa. Thung lũng có diện tích 4.800 km2, vùng không băng tuyết lớn nhất Nam Cực.Châu Nam Cực là lãnh địa sinh sống của cá voi xanh, chim cánh cụt và hải cẩu, những loài động vật có khả năng chịu lạnh rất tốt. Dương xỉ và địa y là hai loài thực vật chủ yếu của lục địa này.
Nơi lạnh nhất trên bề mặt Trái Đất được các nhà khoa học ghi nhận ở cao nguyên phía Đông châu Nam Cực. Vào năm 2016, Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở cao nguyên phía Đông của Nam Cực là âm 98 độ C. Đây chính là nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất.
Cao nguyên phía Đông của Nam Cực là khu vực rộng lớn, diện tích gần bằng Australia, nằm trên độ cao 3.500 m so với mực nước biển. Không khí trên cao nguyên rất khô, ít gió. Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC), không khí khô khiến nhiệt lượng từ bề mặt băng tuyết bị phát tán vào không gian dễ dàng hơn, do đó nhiệt độ bề mặt ở đây khá thấp.
Châu Nam Cực là điểm cực Nam của Trái Đất, đây là lục địa duy nhất trên thế giới không có con người sinh sống (trừ một số nhà khoa học sinh sống tạm thời). Châu Nam Cực không thuộc lãnh thổ của bất cứ nước nào.
Với diện tích khoảng 14 triệu km2, Nam Cực là châu lục có diện tích tự nhiên xếp thứ 3 thế giới (sau châu Á, châu Phi, châu Mỹ), lớn hơn châu Âu và châu Đại Dương.
Thung lũng McMurdo (thung lũng khô) ở châu Nam Cực được các nhà khoa học khẳng định là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Hơn 2 triệu năm qua, nơi đây chưa có mưa. Thung lũng có diện tích 4.800 km2, vùng không băng tuyết lớn nhất Nam Cực.
Châu Nam Cực là lãnh địa sinh sống của cá voi xanh, chim cánh cụt và hải cẩu, những loài động vật có khả năng chịu lạnh rất tốt. Dương xỉ và địa y là hai loài thực vật chủ yếu của lục địa này.