Sau khi trận Trân Châu Cảng nổ ra vào cuối năm 1941, gần như ngay lập tức toàn bộ những người Nhật sống ở Mỹ đều bị nghi ngờ là gián điệp, đáng buồn thay là không chỉ dân chúng mà cả chính quyền Mỹ cũng có suy nghĩ tương tự. Ảnh: Một cửa hiệu của người Nhật với tấm bảng đề chữ "TÔI LÀ NGƯỜI MỸ" treo trước cửa. Nguồn ảnh: Theatlantic.Rất nhiều người trong số họ đã bị triệu tập, thẩm vấn thậm chí là bị bắt giam một cách vô lý, trái pháp luật chỉ đơn giản vì họ là người Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.Thậm chí, chính quyền tại San Francisco-một khu vực có cộng đồng người Nhật rất lớn sinh sống còn có lệnh khai báo, tập trung và một chương trình "tái định cư" cho toàn bộ những người Nhật bao gồm cả những người gốc Nhật nhưng sinh ra ở Mỹ, không hề có quốc tịch Nhật Bản. Nguồn ảnh: Theatlantic.Quang cảnh người dân đến khai báo với chính quyền trước khi được đưa đến những khu "tái định cư". Thực chất những khu "tái định cư" này có bản chất giống với những Trại tập trung hơn là một khu định cư cho dân chúng. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sự kỳ thị của người dân và chính quyền Mỹ lớn đến nỗi các trường học công lập và dân lập còn tổ chức các lớp học dành riêng cho trẻ em Nhật Bản và cho rằng điều đấy là "tốt cho lũ trẻ". Ảnh trên: Một lớp học đa sắc tộc trước chiến tranh. Ảnh dưới: Lớp học chỉ toàn học sinh người Nhật hoặc lai Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.Những cơ ngơi được những người lao động đến từ Nhật Bản tạo dựng lên sẽ sớm bị bỏ không do một lệnh tập trung được coi là vi hiến, trái pháp luật của chính quyền Mỹ, tuy nhiên để chứng tỏ cho cả nước Mỹ thấy rằng những người Nhật sống ở Mỹ trong CTTG 2 hoàn toàn trung thành với nước Mỹ họ đã chấp nhận di dời đến các "trại tập trung" một cách trật tự, không hề có bất cứ sự phản kháng nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một khu "tái định cư" với hàng nghìn người Nhật được chuyển đến đây mỗi ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.Hai người bạn, một người Nhật, một người Mỹ cùng nhau chơi ván cờ cuối cùng trước khi một người phải chuyển đến khu "tái định cư". Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh lính Mỹ gốc Nhật đến thăm mẹ mình trong khu "tái định cư". Rất nhiều binh lính gốc Nhật trong quân đội Mỹ và các thanh niên Nhật đến tuổi nhập ngũ đã nộp đơn tình nguyện được chiến đấu tại mặt trận Châu Âu, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện về mặt "lý lịch" do Quân đội Mỹ đặt ra lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một khu "tái định cư" với các dãy nhà tập thể không khác gì một khu trại tập trung. Nguồn ảnh: Theatlantic.Toàn bộ tài sản cá nhân của những người Nhật này đều được đảm bảo, bao gồm cả xe hơi và nhà cũ của họ ở trong thành phố, tuy nhiên cũng có không ít người đã bán sạch gia sản của mình và mua vàng tích trữ vì họ sợ gia đình mình có thể bị trục xuất khỏi Mỹ bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.Đồ đạc tư trang của các gia đình Nhật khi họ chuyển đến khu "tái định cư". Nguồn ảnh: Theatlantic.Trong các khu tái định cư có bếp ăn tập thể, nhà ở tập thể, lớp học cho trẻ em được dạy bởi các cô giáo Nhật trong cộng đồng định cư tại đây, các bệnh viện cũng được điều hành bởi các bác sỹ Nhật. Tóm lại, đây là một cộng đồng người Nhật ở Mỹ bị cách ly với thế giới bên ngoài bởi hàng rào và những binh lính cầm súng máy gác cổng. Nguồn ảnh: Theatlantic.Toàn cảnh khu "tái định cư" theo phong cách trại tập trung Mỹ dành cho người Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi trận Trân Châu Cảng nổ ra vào cuối năm 1941, gần như ngay lập tức toàn bộ những người Nhật sống ở Mỹ đều bị nghi ngờ là gián điệp, đáng buồn thay là không chỉ dân chúng mà cả chính quyền Mỹ cũng có suy nghĩ tương tự. Ảnh: Một cửa hiệu của người Nhật với tấm bảng đề chữ "TÔI LÀ NGƯỜI MỸ" treo trước cửa. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Rất nhiều người trong số họ đã bị triệu tập, thẩm vấn thậm chí là bị bắt giam một cách vô lý, trái pháp luật chỉ đơn giản vì họ là người Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Thậm chí, chính quyền tại San Francisco-một khu vực có cộng đồng người Nhật rất lớn sinh sống còn có lệnh khai báo, tập trung và một chương trình "tái định cư" cho toàn bộ những người Nhật bao gồm cả những người gốc Nhật nhưng sinh ra ở Mỹ, không hề có quốc tịch Nhật Bản. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quang cảnh người dân đến khai báo với chính quyền trước khi được đưa đến những khu "tái định cư". Thực chất những khu "tái định cư" này có bản chất giống với những Trại tập trung hơn là một khu định cư cho dân chúng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sự kỳ thị của người dân và chính quyền Mỹ lớn đến nỗi các trường học công lập và dân lập còn tổ chức các lớp học dành riêng cho trẻ em Nhật Bản và cho rằng điều đấy là "tốt cho lũ trẻ". Ảnh trên: Một lớp học đa sắc tộc trước chiến tranh. Ảnh dưới: Lớp học chỉ toàn học sinh người Nhật hoặc lai Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Những cơ ngơi được những người lao động đến từ Nhật Bản tạo dựng lên sẽ sớm bị bỏ không do một lệnh tập trung được coi là vi hiến, trái pháp luật của chính quyền Mỹ, tuy nhiên để chứng tỏ cho cả nước Mỹ thấy rằng những người Nhật sống ở Mỹ trong CTTG 2 hoàn toàn trung thành với nước Mỹ họ đã chấp nhận di dời đến các "trại tập trung" một cách trật tự, không hề có bất cứ sự phản kháng nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một khu "tái định cư" với hàng nghìn người Nhật được chuyển đến đây mỗi ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Hai người bạn, một người Nhật, một người Mỹ cùng nhau chơi ván cờ cuối cùng trước khi một người phải chuyển đến khu "tái định cư". Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh lính Mỹ gốc Nhật đến thăm mẹ mình trong khu "tái định cư". Rất nhiều binh lính gốc Nhật trong quân đội Mỹ và các thanh niên Nhật đến tuổi nhập ngũ đã nộp đơn tình nguyện được chiến đấu tại mặt trận Châu Âu, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện về mặt "lý lịch" do Quân đội Mỹ đặt ra lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một khu "tái định cư" với các dãy nhà tập thể không khác gì một khu trại tập trung. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Toàn bộ tài sản cá nhân của những người Nhật này đều được đảm bảo, bao gồm cả xe hơi và nhà cũ của họ ở trong thành phố, tuy nhiên cũng có không ít người đã bán sạch gia sản của mình và mua vàng tích trữ vì họ sợ gia đình mình có thể bị trục xuất khỏi Mỹ bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đồ đạc tư trang của các gia đình Nhật khi họ chuyển đến khu "tái định cư". Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trong các khu tái định cư có bếp ăn tập thể, nhà ở tập thể, lớp học cho trẻ em được dạy bởi các cô giáo Nhật trong cộng đồng định cư tại đây, các bệnh viện cũng được điều hành bởi các bác sỹ Nhật. Tóm lại, đây là một cộng đồng người Nhật ở Mỹ bị cách ly với thế giới bên ngoài bởi hàng rào và những binh lính cầm súng máy gác cổng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Toàn cảnh khu "tái định cư" theo phong cách trại tập trung Mỹ dành cho người Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Theatlantic.