Tọa lạc tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam, cách thành phố Mỹ Tho hơn 10 km, Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi ghi dấu một chiến công hiển hách trong sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung.Rạch Gầm - Xoài Mút là tên gọi một đoạn sông Tiền, giới hạn bởi sông nhánh nhỏ là sông Rạch Gầm và sông Xoài Mút, ngày nay nằm giữa địa phận thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1785, nhận lời cầu viện của chúa Nguyễn Phúc Ánh, hàng vạn quân Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đã rầm rộ kéo sang Việt Nam, rồi theo đường thủy tấn công căn cứ quân Tây Sơn ở Mỹ Tho bằng hàng trăm chiến thuyền lớn.Trước tình hình này, thủ lĩnh quân đội Tây Sơn là Nguyễn Huệ liền cho thủy quân mai phục sẵn ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, còn bộ binh và pháo binh thì mai phục ở trên bờ. Ảnh: Nồi đồng quân dụng của quân Tây Sơn, hiện vật của khu di tích.Ngày 20/1/1785, khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn bất ngờ tấn công, bộ binh và thủy quân xông ra, và tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch. Ảnh: Súng thần công được quân Tây Sơn sử dụng trong trận đánh.Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút được các sử gia ghi nhận như một trong những chiến công oach liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Ảnh: Mỏ neo được tìm thấy tại vàm Trà Tân, nơi quân Xiêm đặt bản doanh.Để tôn vinh chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, vào năm 1993, nơi diễn ra sự kiện lịch sử này đã được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Mũi thuyền được phát hiện tại khu vực sông Rạch Gầm - Xoài Mút.Đến năm 2001, một khu di tích được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 20/1/2005, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Ảnh: Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.Khu di tích nằm cạnh bờ sông Tiền và tỉnh lộ 864, rất thuận tiện cho khách tham quan. Với tổng diện tích hơn 02 ha, khu di tích gồm tượng đài, nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.Nhà trưng bày của khu di tích là nơi lưu giữ bộ sưu tập gồm trên 500 vật lớn nhỏ, bao gồm những vật dụng và vũ khí mà hai bên đã sử dụng trong cuộc chiến. Ảnh: Gươm của quân Tây Sơn.Ngày nay, Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một điểm đến quan trọng, thu hút nhiều du khách gần xa của tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Mũi giáo của quân Tây Sơn.Bánh lái được tìm thấy tại vàm Trà Tân, nơi quân Xiêm đặt bản doanh.Bát gốm quân Xiêm sử dụng khi xâm phạm Việt Nam.Mời quý độc giả xem clip: Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).
Tọa lạc tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam, cách thành phố Mỹ Tho hơn 10 km, Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi ghi dấu một chiến công hiển hách trong sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung.
Rạch Gầm - Xoài Mút là tên gọi một đoạn sông Tiền, giới hạn bởi sông nhánh nhỏ là sông Rạch Gầm và sông Xoài Mút, ngày nay nằm giữa địa phận thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1785, nhận lời cầu viện của chúa Nguyễn Phúc Ánh, hàng vạn quân Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đã rầm rộ kéo sang Việt Nam, rồi theo đường thủy tấn công căn cứ quân Tây Sơn ở Mỹ Tho bằng hàng trăm chiến thuyền lớn.
Trước tình hình này, thủ lĩnh quân đội Tây Sơn là Nguyễn Huệ liền cho thủy quân mai phục sẵn ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, còn bộ binh và pháo binh thì mai phục ở trên bờ. Ảnh: Nồi đồng quân dụng của quân Tây Sơn, hiện vật của khu di tích.
Ngày 20/1/1785, khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn bất ngờ tấn công, bộ binh và thủy quân xông ra, và tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch. Ảnh: Súng thần công được quân Tây Sơn sử dụng trong trận đánh.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút được các sử gia ghi nhận như một trong những chiến công oach liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Ảnh: Mỏ neo được tìm thấy tại vàm Trà Tân, nơi quân Xiêm đặt bản doanh.
Để tôn vinh chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, vào năm 1993, nơi diễn ra sự kiện lịch sử này đã được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Mũi thuyền được phát hiện tại khu vực sông Rạch Gầm - Xoài Mút.
Đến năm 2001, một khu di tích được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 20/1/2005, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. Ảnh: Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
Khu di tích nằm cạnh bờ sông Tiền và tỉnh lộ 864, rất thuận tiện cho khách tham quan. Với tổng diện tích hơn 02 ha, khu di tích gồm tượng đài, nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
Nhà trưng bày của khu di tích là nơi lưu giữ bộ sưu tập gồm trên 500 vật lớn nhỏ, bao gồm những vật dụng và vũ khí mà hai bên đã sử dụng trong cuộc chiến. Ảnh: Gươm của quân Tây Sơn.
Ngày nay, Khu di tích Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một điểm đến quan trọng, thu hút nhiều du khách gần xa của tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Mũi giáo của quân Tây Sơn.
Bánh lái được tìm thấy tại vàm Trà Tân, nơi quân Xiêm đặt bản doanh.
Bát gốm quân Xiêm sử dụng khi xâm phạm Việt Nam.
Mời quý độc giả xem clip: Việt Nam quê hương tôi. (Nguồn: Youtube).