Được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ tại một di tích Chăm ở làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa, bia Võ Cạnh có niên đại từ thế kỷ 2 – 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc Champa.Hiện vật là khối đá có hình trụ đứng cao 270 cm, dày 110 cm x 80 cm. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Sau khi bia Võ Cạnh được tìm thấy, việc giải mã tấm bia cổ này nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Chăm.Do tấm bia không còn nguyên vẹn, nhiều đoạn minh văn đã mất, việc xác định nội dung khắc trên bia đã trở thành một thách thức lớn với các chuyên gia. Bản dịch được coi là đầy đủ và chính xác nhất là bản dịch năm 1969 của Jean Filliozat, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO).Nội dung bản dịch này như sau: “... phổ độ chúng sinh ... đặt để... cho cuộc khải hoàn đầu tiên... Đêm rằm sáng trăng... đêm trăng tròn, tổ chức thành cuộc nhóm họp do đức hoàng đế anh minh triệu tập...”.“...Cùng với các nhà truyền giáo, thật là một dịp để uống lấy hàng trăm lời huấn thị của đức hoàng đế. Cùng với cả hoàng gia và hoàng tộc của đức vua Sri Mara...”.“...Vì sự tô điểm... bởi một người là niềm vui của gia đình của nàng con gái của cháu đích tôn của đức vua Sri Mara... đã được hạ chiếu... đẻ ra các người thân thuộc...”.“... Ở chính giữa... Việc ban lệnh này đưa lại hạnh phúc cho muôn loài do vị Karin tốt lành nhất (tức là đức vua) ban cho... đi và về trên thế giới này...”.“...Những người được ngồi trên ngôi vua... bởi tấm lòng muốn chia đều của cải cho con cái anh em, và con cháu sau này... Tất cả mọi thứ gì là bạc, là vàng, là người hầu, là của cải vật chất trong kho...”.“...Tất cả những thứ đó đều do tự tôi giao lại với lòng vui vẻ và có ích lợi. Đó là cái mà tự tôi cho phép và tự các nhà vua sau này cho phép... đã chuẩn y... được sự chứng giám của vị quan tư lễ của tôi là Vira”.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, dù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, những dòng chữ khắc trên bia Võ Cạnh cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm.Những văn tự Phật giáo đặc thù trên tấm bia cũng cho biết sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong nền văn minh Ấn Độ vào cư dân Chăm khá sớm (khoảng thế kỷ 1 sau công nguyên) và vai trò của giới tăng lữ ở tiểu vương quốc này.Bia Võ Cạnh chính là vật chứng cổ nhất về sự du nhập của Phật giáo ở Đông Nam Á. Minh văn khắc trên bia được đánh giá là lâu đời nhất Đông Nam Á, vì thế bia Võ Cạnh đã được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm khoa học lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới.Vào năm 1910, tấm bia nghìn tuổi của người Chăm đã được Viện Viễn đông Bác cổ đưa về Bảo tàng Louis Finot của Viện Hà Nội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). Đến năm 2013, bia Võ Cạnh được công nhận là Bảo vật quốc gia..
Được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ tại một di tích Chăm ở làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa, bia Võ Cạnh có niên đại từ thế kỷ 2 – 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc Champa.
Hiện vật là khối đá có hình trụ đứng cao 270 cm, dày 110 cm x 80 cm. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Sau khi bia Võ Cạnh được tìm thấy, việc giải mã tấm bia cổ này nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Chăm.
Do tấm bia không còn nguyên vẹn, nhiều đoạn minh văn đã mất, việc xác định nội dung khắc trên bia đã trở thành một thách thức lớn với các chuyên gia. Bản dịch được coi là đầy đủ và chính xác nhất là bản dịch năm 1969 của Jean Filliozat, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO).
Nội dung bản dịch này như sau: “... phổ độ chúng sinh ... đặt để... cho cuộc khải hoàn đầu tiên... Đêm rằm sáng trăng... đêm trăng tròn, tổ chức thành cuộc nhóm họp do đức hoàng đế anh minh triệu tập...”.
“...Cùng với các nhà truyền giáo, thật là một dịp để uống lấy hàng trăm lời huấn thị của đức hoàng đế. Cùng với cả hoàng gia và hoàng tộc của đức vua Sri Mara...”.
“...Vì sự tô điểm... bởi một người là niềm vui của gia đình của nàng con gái của cháu đích tôn của đức vua Sri Mara... đã được hạ chiếu... đẻ ra các người thân thuộc...”.
“... Ở chính giữa... Việc ban lệnh này đưa lại hạnh phúc cho muôn loài do vị Karin tốt lành nhất (tức là đức vua) ban cho... đi và về trên thế giới này...”.
“...Những người được ngồi trên ngôi vua... bởi tấm lòng muốn chia đều của cải cho con cái anh em, và con cháu sau này... Tất cả mọi thứ gì là bạc, là vàng, là người hầu, là của cải vật chất trong kho...”.
“...Tất cả những thứ đó đều do tự tôi giao lại với lòng vui vẻ và có ích lợi. Đó là cái mà tự tôi cho phép và tự các nhà vua sau này cho phép... đã chuẩn y... được sự chứng giám của vị quan tư lễ của tôi là Vira”.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, dù còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ, những dòng chữ khắc trên bia Võ Cạnh cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm.
Những văn tự Phật giáo đặc thù trên tấm bia cũng cho biết sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong nền văn minh Ấn Độ vào cư dân Chăm khá sớm (khoảng thế kỷ 1 sau công nguyên) và vai trò của giới tăng lữ ở tiểu vương quốc này.
Bia Võ Cạnh chính là vật chứng cổ nhất về sự du nhập của Phật giáo ở Đông Nam Á. Minh văn khắc trên bia được đánh giá là lâu đời nhất Đông Nam Á, vì thế bia Võ Cạnh đã được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm khoa học lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới.
Vào năm 1910, tấm bia nghìn tuổi của người Chăm đã được Viện Viễn đông Bác cổ đưa về Bảo tàng Louis Finot của Viện Hà Nội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam). Đến năm 2013, bia Võ Cạnh được công nhận là Bảo vật quốc gia..