1. Năm 1983, máy bay Boeing 747 của Hãng hàng không Korean Air, bay từ Alaska đến Seoul (Hàn Quốc) gặp tai nạn thảm khốc trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh. Khi đó, chuyến bay KAL 007 trúng tên lửa của chiến đấu cơ Liên Xô giữa bầu trời Đông Bắc Á, thuộc không phận của Liên Xô trên đảo Sakhalin.Vụ việc này khiến 269 người trên chuyến bay KAL 007 thiệt mạng. Sau khi xảy ra vụ việc Mỹ công khai cáo buộc Moscow đã cố tình bắn rơi máy bay chở khách của Hàn Quốc và bị dư luận thế giới chỉ trích dữ dội trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.2. Cũng trong năm 1983, thế giới suýt nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ 3. Trung tá quân đội Liên Xô Stanislav Yefgrafovich Petrov đã ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm năng giữa Liên Xô và Mỹ. Sau khi phát hiện Mỹ phóng một quả tên lửa vào hướng Liên Xô, Trung tá Petrov đã chủ động bỏ qua lệnh báo động này, không khởi động hệ thống tên lửa đánh chặn của Liên Xô sau khi đưa ra nhận định báo động đó là do hệ thống máy vi tính đã bị hỏng.Tin tưởng vào trực giác và khả năng phán đoán của mình, Trung tá Petrov đã báo cáo lên cấp trên như vậy. Quả thật, cuộc điều tra sau đó cho thấy phán đoán của Trung tá Petrov là chính xác. Nhờ vậy mà thế giới đã tránh được cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3.3. Trong những năm 1960, máy bay quân sự của Mỹ thường mang theo đầu đạn hạt nhân để sẵn sàng cho một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô nếu như xảy ra. Tuy nhiên, kịch bản đó đã không xảy ra nhưng có tới 5 máy bay chở đầu đạn hạt nhân của Mỹ bị rơi. Hậu quả là 2 máy bay trong số đó gây ra những sự cố dẫn đến ô nhiễm hạt nhân nghiêm trọng.4. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có nhiều "thành phố khép kín" khi hạn chế người nước ngoài, thậm chí là công dân nước này ra vào. Theo đó, những thành phố đó chỉ có quân đội. Ngày nay, một số thành phố biệt lập này được cho là vẫn tồn tại.5. Còi báo động phòng không khi xảy ra các cuộc không kích mạnh nhất thời Chiến tranh Lạnh có chiều dài gần 3,7m. Một số lời đồn cho rằng, khi còi báo động này hoạt động nó sẽ khiến sương mù trở thành mưa.6. Cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cuba Fabian Escalante tiết lộ rằng, lãnh tụ Cuba Fidel Castro bị CIA (Mỹ) ám sát 638 lần nhưng đều thất bại.7. Trong Chiến tranh lạnh, phi công người Đức Mathias Rust khiến thế giới kinh ngạc khi một mình xuyên thủng hệ thống phòng thủ Liên Xô năm 1987. Theo đó, Mathias Rust, 19 tuổi, tự lái máy bay Cessna 172B Skyhawk, 4 chỗ ngồi từ Hamburg, Đức đến sân bay Maalmi ở Helsinki, Phần Lan. Sau đó, Rust lái máy bay theo dọc bờ biển Baltic rồi bay vào không phận Liên Xô.Cuối cùng, phi công Rust hạ cánh xuống khu vực Quảng trường Đỏ một cách an toàn mà không gặp phải trở ngại nào. Do xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô đã vi phạm Luật hàng không của Liên Xô nên Rust bị kết án 4 năm tù giam. Sau sự việc trên, hàng loạt tướng lĩnh Liên Xô bị sa thải. May mắn lại mỉm cười với phi công trẻ tuổi này khi được ân xá năm 1988 và trao trả về Đức sau khi ngồi tù 432 ngày.
1. Năm 1983, máy bay Boeing 747 của Hãng hàng không Korean Air, bay từ Alaska đến Seoul (Hàn Quốc) gặp tai nạn thảm khốc trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh. Khi đó, chuyến bay KAL 007 trúng tên lửa của chiến đấu cơ Liên Xô giữa bầu trời Đông Bắc Á, thuộc không phận của Liên Xô trên đảo Sakhalin.
Vụ việc này khiến 269 người trên chuyến bay KAL 007 thiệt mạng. Sau khi xảy ra vụ việc Mỹ công khai cáo buộc Moscow đã cố tình bắn rơi máy bay chở khách của Hàn Quốc và bị dư luận thế giới chỉ trích dữ dội trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
2. Cũng trong năm 1983, thế giới suýt nổ ra Chiến tranh thế giới lần thứ 3. Trung tá quân đội Liên Xô Stanislav Yefgrafovich Petrov đã ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân tiềm năng giữa Liên Xô và Mỹ. Sau khi phát hiện Mỹ phóng một quả tên lửa vào hướng Liên Xô, Trung tá Petrov đã chủ động bỏ qua lệnh báo động này, không khởi động hệ thống tên lửa đánh chặn của Liên Xô sau khi đưa ra nhận định báo động đó là do hệ thống máy vi tính đã bị hỏng.
Tin tưởng vào trực giác và khả năng phán đoán của mình, Trung tá Petrov đã báo cáo lên cấp trên như vậy. Quả thật, cuộc điều tra sau đó cho thấy phán đoán của Trung tá Petrov là chính xác. Nhờ vậy mà thế giới đã tránh được cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 3.
3. Trong những năm 1960, máy bay quân sự của Mỹ thường mang theo đầu đạn hạt nhân để sẵn sàng cho một cuộc tấn công bất ngờ của Liên Xô nếu như xảy ra. Tuy nhiên, kịch bản đó đã không xảy ra nhưng có tới 5 máy bay chở đầu đạn hạt nhân của Mỹ bị rơi. Hậu quả là 2 máy bay trong số đó gây ra những sự cố dẫn đến ô nhiễm hạt nhân nghiêm trọng.
4. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có nhiều "thành phố khép kín" khi hạn chế người nước ngoài, thậm chí là công dân nước này ra vào. Theo đó, những thành phố đó chỉ có quân đội. Ngày nay, một số thành phố biệt lập này được cho là vẫn tồn tại.
5. Còi báo động phòng không khi xảy ra các cuộc không kích mạnh nhất thời Chiến tranh Lạnh có chiều dài gần 3,7m. Một số lời đồn cho rằng, khi còi báo động này hoạt động nó sẽ khiến sương mù trở thành mưa.
6. Cựu lãnh đạo cơ quan tình báo Cuba Fabian Escalante tiết lộ rằng, lãnh tụ Cuba Fidel Castro bị CIA (Mỹ) ám sát 638 lần nhưng đều thất bại.
7. Trong Chiến tranh lạnh, phi công người Đức Mathias Rust khiến thế giới kinh ngạc khi một mình xuyên thủng hệ thống phòng thủ Liên Xô năm 1987. Theo đó, Mathias Rust, 19 tuổi, tự lái máy bay Cessna 172B Skyhawk, 4 chỗ ngồi từ Hamburg, Đức đến sân bay Maalmi ở Helsinki, Phần Lan. Sau đó, Rust lái máy bay theo dọc bờ biển Baltic rồi bay vào không phận Liên Xô.
Cuối cùng, phi công Rust hạ cánh xuống khu vực Quảng trường Đỏ một cách an toàn mà không gặp phải trở ngại nào. Do xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô đã vi phạm Luật hàng không của Liên Xô nên Rust bị kết án 4 năm tù giam. Sau sự việc trên, hàng loạt tướng lĩnh Liên Xô bị sa thải. May mắn lại mỉm cười với phi công trẻ tuổi này khi được ân xá năm 1988 và trao trả về Đức sau khi ngồi tù 432 ngày.