Nằm ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa Nôm là một trong số ít những ngôi chủa cổ có quy mô lớn của vùng Bắc Bộ còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn được những nét kiến trúc xưa.Chùa có tên chữ là Linh Thông Cổ Tự, nằm trên một diện tích rộng khoảng 15ha. Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa vốn là một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa được xây lại và trải qua nhiều lần trùng tu để có quy mô như ngày nay.Ấn tượng đầu tiên về chùa Nôm là tòa tam quan bằng gỗ được xếp vào hạng to, cao nhất nhì Việt Nam.Không chí bề thế, tòa tam quan chùa Nôm còn là một tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đỉnh với nhiều mảng chạm khắc vô cùng tinh xảo.Bước qua tam quan là một hồ nước hình vuông, hai bên là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng.So với nhiều ngôi chùa cổ Bắc Bộ khác, lầu chuông và lầu trống của chùa Nôm đồ sộ hiếm thấy, có ba tầng mái cong vút dựng trên bộ khung gỗ chắc chắn.Sau hồ nước là khoảng sân gạch rộng và tòa tam bảo nằm ẩn mình trầm mặc dưới những tán cây cổ xum xuê.Không gian bên trong tòa tam bảo được bài trí theo kiểu cách điển hình của các ngôi chùa cổ miền Bắc.Các lớp tượng Phật, Bồ tát được bài trí ở gian trung tâm tòa tam bảo.Từ hai bên nhà tam bảo có hai dãy hành lang có mái che dẫn xuống nhà Mẫu.Một nét đặc sắc trong kiến trúc chùa Nôm là sự hiện diện của hơn 100 pho tượng bằng đất tuyệt đẹp có tuổi hàng trăm năm. Các pho tượng được tạc ở nhiều trạng thái, tư thế, kích thước... khác nhau nhằm thể hiện các chủ đề Phật giáo.Điều đặc biệt là hệ thống tượng này được lằm bằng kỹ thuật đặc biệt nên rất bền vững, vẫn nguyên vẹn sau khi trải qua rất nhiều trận lũ lụt trong lịch sử và trở thành một sưu tập tượng đất cổ độc nhất vô nhị Việt Nam.Ngoài khu vực chùa chính, chùa Nôm còn nhiều công trình kiến trúc khác, trong đó ấn tượng nhất là lầu Quan Âm nằm giữa một hồ nước trong khuôn viên chùa. Tòa lầu nguy nga này nối với bờ bằng một cây cầu đá mô phỏng cây cầu Nôm cổ.Phía trước cầu là hai tháp Cửu phẩm liên hoa bằng đồng được tạo tác rất kỳ công.Cách lầu Quan Âm không xa là khu vườn tháp với nhiều tòa tháp bằng đá ong, là nơi an nghỉ của những nhà sư tu hành ở chùa.Nhà thờ Tổ và nhà khách nằm phía sau khu chùa chính, có quy mô khá bề thế giữa một không gian rộng lớn.Bên trong nhà tổ có tượng sáp giống hệt người thật của Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 - 2011), một vị lãnh đạo trụ cột của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.Chùa còn lưu giữ được hai tấm bia đá cổ các bia đá ghi lại ghi lại lịch sử xây dựng, trùng tu chùa từ những thế kỷ trước...
Nằm ở làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, chùa Nôm là một trong số ít những ngôi chủa cổ có quy mô lớn của vùng Bắc Bộ còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn được những nét kiến trúc xưa.
Chùa có tên chữ là Linh Thông Cổ Tự, nằm trên một diện tích rộng khoảng 15ha. Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa vốn là một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa được xây lại và trải qua nhiều lần trùng tu để có quy mô như ngày nay.
Ấn tượng đầu tiên về chùa Nôm là tòa tam quan bằng gỗ được xếp vào hạng to, cao nhất nhì Việt Nam.
Không chí bề thế, tòa tam quan chùa Nôm còn là một tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đỉnh với nhiều mảng chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Bước qua tam quan là một hồ nước hình vuông, hai bên là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng.
So với nhiều ngôi chùa cổ Bắc Bộ khác, lầu chuông và lầu trống của chùa Nôm đồ sộ hiếm thấy, có ba tầng mái cong vút dựng trên bộ khung gỗ chắc chắn.
Sau hồ nước là khoảng sân gạch rộng và tòa tam bảo nằm ẩn mình trầm mặc dưới những tán cây cổ xum xuê.
Không gian bên trong tòa tam bảo được bài trí theo kiểu cách điển hình của các ngôi chùa cổ miền Bắc.
Các lớp tượng Phật, Bồ tát được bài trí ở gian trung tâm tòa tam bảo.
Từ hai bên nhà tam bảo có hai dãy hành lang có mái che dẫn xuống nhà Mẫu.
Một nét đặc sắc trong kiến trúc chùa Nôm là sự hiện diện của hơn 100 pho tượng bằng đất tuyệt đẹp có tuổi hàng trăm năm. Các pho tượng được tạc ở nhiều trạng thái, tư thế, kích thước... khác nhau nhằm thể hiện các chủ đề Phật giáo.
Điều đặc biệt là hệ thống tượng này được lằm bằng kỹ thuật đặc biệt nên rất bền vững, vẫn nguyên vẹn sau khi trải qua rất nhiều trận lũ lụt trong lịch sử và trở thành một sưu tập tượng đất cổ độc nhất vô nhị Việt Nam.
Ngoài khu vực chùa chính, chùa Nôm còn nhiều công trình kiến trúc khác, trong đó ấn tượng nhất là lầu Quan Âm nằm giữa một hồ nước trong khuôn viên chùa. Tòa lầu nguy nga này nối với bờ bằng một cây cầu đá mô phỏng cây cầu Nôm cổ.
Phía trước cầu là hai tháp Cửu phẩm liên hoa bằng đồng được tạo tác rất kỳ công.
Cách lầu Quan Âm không xa là khu vườn tháp với nhiều tòa tháp bằng đá ong, là nơi an nghỉ của những nhà sư tu hành ở chùa.
Nhà thờ Tổ và nhà khách nằm phía sau khu chùa chính, có quy mô khá bề thế giữa một không gian rộng lớn.
Bên trong nhà tổ có tượng sáp giống hệt người thật của Hòa thượng Thích Thanh Tứ (1927 - 2011), một vị lãnh đạo trụ cột của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa còn lưu giữ được hai tấm bia đá cổ các bia đá ghi lại ghi lại lịch sử xây dựng, trùng tu chùa từ những thế kỷ trước...