La Mã cổ đại
Năm 1983, nhà khoa học người Canada Jerome Nriagu kiểm tra chế độ ăn uống của 30 hoàng đế La Mã từ năm 30 TCN - năm 220 sau Công nguyên và có một phát hiện đáng kinh ngạc. Theo đó, những hoàng đế này bị
nhiễm độc chì nặng.
Vào thời cổ đại, người La Mã phổ biến việc đun nấu nho làm sirô. Người ta đã sử dụng ấm làm từ đồng để đun sôi hỗn hợp trên. Chính điều này khiến các hoàng đế La Mã nhiễm độc chì nặng.
Thêm vào đó, người La Mã còn sử dụng nhiều vật dụng làm từ chì như cốc chén, mỹ phẩm hay ống nước khiến họ mắc những căn bệnh kinh niên do nhiễm độc chì lâu ngày.
Thậm chí, nước ở sông Tiber có hàm lượng chì vượt mức cho phép 100 lần. Do sử dụng nước nhiễm chì nên con người cũng bị nhiễm độc mà không hề hay biết.
Kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Nriagu còn chỉ ra rằng, chì trong thức ăn và rượu nho là nguồn nhiễm độc chì chính ở La Mã thời cổ đại. Theo đó, nhiễm độc chì đóng vài trò lớn trong việc đế chế La Mã sụp đổ khi nhiều hoàng đế chết trẻ.
Nhiễm độc chì mạn tính
Giả thuyết nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van
Beethoven bị nhiễm độc chì được đưa ra nhiều lần. Đặc biệt, kết quả phân tích, nghiên cứu xương của nhà soạn nhạc Beethoven chỉ ra bằng chứng không chối cãi được việc nhiễm chì trong xương sườn của ông.
Từ đó, các chuyên gia nhận định Beethoven bị nhiễm độc chì mạn tính. Nguyên nhân khiến Beethoven bị nhiễm độc chì cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Một số người cho rằng, rượu vang mà Beethoven thường xuyên uống chính là nguyên nhân. Bởi lẽ, rượu vang thời đó thường được lọc bằng mônôxit chì (PbO) dẫn đến nhà soạn nhạc nổi tiếng bị nhiễm độc chì lúc nào không hay. Một số người khác nhận định nguyên nhân nhiễm độc chì của Beethoven là do nước chứa kết tủa chì mà nhà soạn nhạc lừng danh này uống tại các suối nước nóng để chữa căn bệnh điếc của mình theo lời khuyên của bác sĩ.
Nhiễm độc chì từ rượu
17 bộ hài cốt nam được khai quật từ nghĩa trang Bệnh viện Hải quân Hoàng gia ở Antigua khiến giới chuyên gia sửng sốt khi phát hiện xương của họ bị nhiễm độc chì. Bởi lẽ, lượng chì bình thường trong xương người dao động từ 5 - 30 ppm. Tuy nhiên, xương của 14 trong số 17 bộ hài cốt trên có lượng chì trong xương lên đến 13 - 336 ppm (80 ppm là nhiễm độc chì).
Một giả thuyết lý giải nguyên nhân khiến những người này bị nhiễm độc chì được đưa ra đó là loại rượu mạnh được chưng cất ở Antiguan hồi thế kỷ 18. Vào thời xưa, các thành viên thủy thủ đoàn của Hải quân Hoàng gia được biên chế cho một lượng rượu nhất định. Loại rượu này được cho là bị nhiễm độc chì khiến các thủy thủ sử dụng bị nhiễm độc theo. Do đó, 17 người này được đem chôn cất ở Antiguan.
Video trà C2 bị nhiễm độc chì vẫn bán tràn lan ở Phú Yên (nguồn: VTC16):