Cuối triều Thanh, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất ở phương Tây cũng kết thúc, nhưng những cải tiến của phương Tây cũng không cứu vãn nổi tình hình nhà Thanh khi ấy. Những năm cuối của triều đại, người dân không thể tìm ra con đường sinh tồn. Ngay cả khi những đồ vật từ phương Tây đã có tại những thành phố lớn ở Trung Quốc từ rất lâu vẫn khiến dân đen ở những vùng xa xôi cảm thấy sợ hãi. Ảnh: Những người dân nghèo cuối triều Thanh
Những người dân vùng thiên tai đang chờ cứu trợ, nồi niêu xoong chảo đều chìa ra, vô cùng đáng thương. Đối với thảm họa thiên tai, không triều đình nào ngồi yên, không cứu trợ thiên tai tức là vi phạm quy tắc đối với chính mình. Nhưng vào cuối triều Thanh, triều đình mục nát, bách tính điêu đứng vì đủ loại thuế má. Gặp thiên tai, rất nhiều người lập tức rơi vào cảnh tuyệt vọng. Hàng triệu người đã chết trong nạn đói Bắc Trung Quốc.Cảnh tượng một nhà giàu Mãn Châu ăn cơm. Ngồi đầu bàn là mẹ chồng và vợ cả, thê thiếp ngồi hai bên, người hầu đứng cạnh bàn tiếp rượu, nước. Những người nghèo khổ thực sự mơ cũng không dám nghĩ tới. Họ ăn nhiều nhất là hai món mỗi bữa, những món ăn đều chỉ có dưa cà cháo hoa khổ sở đạm bạc.Một bé gái xinh xắn, trang phục hoa lệ, tóc mái che xuống gương mặt thanh tú. Cô bé vắt chéo hai chân, bàn chân bó nhỏ. Cuối thời Thanh, hầu như các cô gái đều bó chân, gia đình càng giàu có lại càng muốn con gái bó chân. Tuy nhiên bọn họ lại luôn mong muốn sự giải thoát cho chính mình.Một nhóm Hán gian tại doanh trại Hoa Dũng ở Uy Hải Vệ. Năm 1898, Uy Hải Vệ đã trở thành vùng đất cho nước Anh thuê, bắt đầu chiêu mộ người Trung để làm lính đánh thuê. Những người này được trang bị tốt, huấn luyện thành thục, chiến đấu ngoan cường. Tham gia vào thảm án Uy Hải Vệ, trở thành lực lượng đồng minh trợ giúp cho Liên minh 8 quốc gia dập tắt phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Năm 1906, doanh trại Hoa Dũng đã sụp đổ sau 7 năm tồn tại.Một bức ảnh cũ chụp 3 thế hệ trong một nhà được phục chế màu. Người bố chồng ngồi trên ghế trúc vẻ mặt kiêu căng, đưa ánh mắt đầy khinh thường về phía máy ảnh. Người con dâu còn trẻ ôm đứa cháu đứng bên cạnh. Sân nhà của họ rất rộng, hành lang được chạm khắc gỗ tinh xảo, dùng gạch lát nền ngoài sân, vừa nhìn là biết nhà giàu.Dưới sự giám sát của hai người quản ngục, tù nhân quỳ xuống đất giống như một con chó, tôn nghiêm đã hoàn toàn bị chà đạp. Trong xã hội phong kiến, những hình thức trừng phạt tội nhân đều vô cùng nặng nề, hành hạ cả về thể xác và tâm lý. Tù nhân bị áp giải trên đường phố, một số hình phạt khiến người ta run sợ.“Thuyền hoa” trôi trên sông Châu Giang, Quảng Châu, cũng chính là lầu xanh ở trên mặt nước, chuyên phục vụ các quan viên, cường hào địa chủ hoặc khách nước ngoài… Khi ấy, giao thương ở Quảng Châu vô cùng phát triển, những loại hình ăn chơi cũng theo đó mà phất lên như diều gặp gió. Những cô gái trong lầu xanh đều ăn mặc vô cùng xinh đẹp lộng lẫy khiến người người đảo điên, mang hết tiền ra cho họ.Một bức ảnh chụp gia đình nhà địa chủ ở phía Nam, đứng bên cạnh là các con cùng thê thiếp. Đối diện với ống kính, tiểu thiếp không hề có khí chất của một tiểu thư giàu có, ngược lại tỏ ra không thoải mái và thiếu tự nhiên.Một người thái giám hút thuốc, chỉ cần nhìn những nếp nhăn trên gương mặt là biết ông đã trải qua bao chuyện trong cung. Nhíu chặt chân mày, ông giống như đang xóa tan nỗi sầu của bản thân. Thời nhà Thanh, thái giám không can thiệp quá nhiều vào việc triều chính. Thái giám cấp bậc cao nhất cũng chỉ là Tứ phẩm. Trong số các hoạn quan thì Lý Liên Kiệt là ngoại lệ duy nhất lên đến Nhị phẩm.Thiên An Môn, bức tường bong tróc, trong ảnh đều là cảnh hoang tàn đổ nát. Bức tường thành bị chiến tranh tàn phá đã chứng kiến nỗi nhục nhã của Đại Thanh. Sau khi Liên minh 8 quốc gia chiếm được Bắc Kinh, sự uy nghiêm của hoàng cung cũng biến mất. Đường phố âm trầm báo hiệu sự sụp đổ của nhà Thanh.
Cuối triều Thanh, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất ở phương Tây cũng kết thúc, nhưng những cải tiến của phương Tây cũng không cứu vãn nổi tình hình nhà Thanh khi ấy. Những năm cuối của triều đại, người dân không thể tìm ra con đường sinh tồn. Ngay cả khi những đồ vật từ phương Tây đã có tại những thành phố lớn ở Trung Quốc từ rất lâu vẫn khiến dân đen ở những vùng xa xôi cảm thấy sợ hãi. Ảnh: Những người dân nghèo cuối triều Thanh
Những người dân vùng thiên tai đang chờ cứu trợ, nồi niêu xoong chảo đều chìa ra, vô cùng đáng thương. Đối với thảm họa thiên tai, không triều đình nào ngồi yên, không cứu trợ thiên tai tức là vi phạm quy tắc đối với chính mình. Nhưng vào cuối triều Thanh, triều đình mục nát, bách tính điêu đứng vì đủ loại thuế má. Gặp thiên tai, rất nhiều người lập tức rơi vào cảnh tuyệt vọng. Hàng triệu người đã chết trong nạn đói Bắc Trung Quốc.
Cảnh tượng một nhà giàu Mãn Châu ăn cơm. Ngồi đầu bàn là mẹ chồng và vợ cả, thê thiếp ngồi hai bên, người hầu đứng cạnh bàn tiếp rượu, nước. Những người nghèo khổ thực sự mơ cũng không dám nghĩ tới. Họ ăn nhiều nhất là hai món mỗi bữa, những món ăn đều chỉ có dưa cà cháo hoa khổ sở đạm bạc.
Một bé gái xinh xắn, trang phục hoa lệ, tóc mái che xuống gương mặt thanh tú. Cô bé vắt chéo hai chân, bàn chân bó nhỏ. Cuối thời Thanh, hầu như các cô gái đều bó chân, gia đình càng giàu có lại càng muốn con gái bó chân. Tuy nhiên bọn họ lại luôn mong muốn sự giải thoát cho chính mình.
Một nhóm Hán gian tại doanh trại Hoa Dũng ở Uy Hải Vệ. Năm 1898, Uy Hải Vệ đã trở thành vùng đất cho nước Anh thuê, bắt đầu chiêu mộ người Trung để làm lính đánh thuê. Những người này được trang bị tốt, huấn luyện thành thục, chiến đấu ngoan cường. Tham gia vào thảm án Uy Hải Vệ, trở thành lực lượng đồng minh trợ giúp cho Liên minh 8 quốc gia dập tắt phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Năm 1906, doanh trại Hoa Dũng đã sụp đổ sau 7 năm tồn tại.
Một bức ảnh cũ chụp 3 thế hệ trong một nhà được phục chế màu. Người bố chồng ngồi trên ghế trúc vẻ mặt kiêu căng, đưa ánh mắt đầy khinh thường về phía máy ảnh. Người con dâu còn trẻ ôm đứa cháu đứng bên cạnh. Sân nhà của họ rất rộng, hành lang được chạm khắc gỗ tinh xảo, dùng gạch lát nền ngoài sân, vừa nhìn là biết nhà giàu.
Dưới sự giám sát của hai người quản ngục, tù nhân quỳ xuống đất giống như một con chó, tôn nghiêm đã hoàn toàn bị chà đạp. Trong xã hội phong kiến, những hình thức trừng phạt tội nhân đều vô cùng nặng nề, hành hạ cả về thể xác và tâm lý. Tù nhân bị áp giải trên đường phố, một số hình phạt khiến người ta run sợ.
“Thuyền hoa” trôi trên sông Châu Giang, Quảng Châu, cũng chính là lầu xanh ở trên mặt nước, chuyên phục vụ các quan viên, cường hào địa chủ hoặc khách nước ngoài… Khi ấy, giao thương ở Quảng Châu vô cùng phát triển, những loại hình ăn chơi cũng theo đó mà phất lên như diều gặp gió. Những cô gái trong lầu xanh đều ăn mặc vô cùng xinh đẹp lộng lẫy khiến người người đảo điên, mang hết tiền ra cho họ.
Một bức ảnh chụp gia đình nhà địa chủ ở phía Nam, đứng bên cạnh là các con cùng thê thiếp. Đối diện với ống kính, tiểu thiếp không hề có khí chất của một tiểu thư giàu có, ngược lại tỏ ra không thoải mái và thiếu tự nhiên.
Một người thái giám hút thuốc, chỉ cần nhìn những nếp nhăn trên gương mặt là biết ông đã trải qua bao chuyện trong cung. Nhíu chặt chân mày, ông giống như đang xóa tan nỗi sầu của bản thân. Thời nhà Thanh, thái giám không can thiệp quá nhiều vào việc triều chính. Thái giám cấp bậc cao nhất cũng chỉ là Tứ phẩm. Trong số các hoạn quan thì Lý Liên Kiệt là ngoại lệ duy nhất lên đến Nhị phẩm.
Thiên An Môn, bức tường bong tróc, trong ảnh đều là cảnh hoang tàn đổ nát. Bức tường thành bị chiến tranh tàn phá đã chứng kiến nỗi nhục nhã của Đại Thanh. Sau khi Liên minh 8 quốc gia chiếm được Bắc Kinh, sự uy nghiêm của hoàng cung cũng biến mất. Đường phố âm trầm báo hiệu sự sụp đổ của nhà Thanh.