Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400 – 1407. Xung quanh tòa thành nổi tiếng này, có nhiều giai thoại ly kỳ được dân gian lưu truyền. 1. Biến đá thành giấy. Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc quân sự có quy mô rất to lớn, nhưng được xây dựng chỉ trong ba tháng. Tốc độ xây thành nhanh đến mức khiến cho một số người đương thời tin rằng Hồ Quý Ly đã được thần linh giúp sức.Về việc này, có câu truyện dân gian kể rằng, thời đó Hồ Quý Ly đã ra lệnh cho dân đem giấy bản đến nộp để dùng vào việc xây thành. Ban ngày, giấy được dán lại giống các bức tường, sáng ra đã thấy một đoạn thành mới được xây xong.Theo các nhà nghiên cứu, việc vua nhà Hồ bắt dân nộp giấy có thể là chuyện thực vì khi tìm hiểu thứ keo trát ở những kẽ hở giữa hai khối đá xây thành người ta phát hiện đó là hỗn hợp của một số thành phần: vôi, vỏ trấu, mật mía và lẫn cả giấy bản. 2. Hòn đá thiêng. Cổng Đông thành nhà Hồ là nơi gắn liền với giai thoại về một hòn đá thiêng. Theo đó, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý ly đã gấp rút xây dựng thành, việc đào hào, đắp thành, chuyển đá vô cùng khốc liệt.Chồng của nàng Bình Khương là Trần Cống Sỹ được giao chỉ đạo xây tường thành phía Đông. Do nền địa chất nơi đây yếu, thành xây xong ban ngày, tối lại sụt lở. Hiềm nghi mưu phản, nhà vua lệnh chôn sống Trần Cống Sỹ dưới chân thành để làm gương răn đe.Nghe tin dữ, Bình Khương đến đây thảm thiết khóc chồng, rồi đập đầu vào đá. Lạ thay phiến đá nơi nàng tuẫn tiết lõm xuống theo vết đầu nàng đập và vết tay nàng tỳ. Người dân tiếc thương cho số phận nàng đã mang phiến đá về lập đền thờ. 3. Đoạn sông đào nhuốm máu dân phu. Để thoát nước cho thành và tạo thêm con đường thuỷ chiến lược, Hồ Quý Ly đã cho đào một đoạn kênh từ sông Mã vào khu vực Tây Bắc tòa thành. Theo lệnh của vua, con sông đào rộng khoảng 100 mét, dài khoảng 3 km phải hoàn thành trong một đêm.Hàng vạn người đã được huy động đã trần lưng đào đất và tát nước dưới sự giám sát của binh lính. Đến sáng Hồ Quý Ly đích thân thị sát thấy công việc vẫn chưa hoàn thành và sông lại bị đào lệch một đoạn dài.Nhà vua đã tức giận và ra lệnh chém tất cả những người đã đào lệch sông. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, sông này trở nên hoang hóa và bị lấp dần, chỉ còn lại dấu tích được gọi là hồ Mỹ Đàm, nay thuộc làng Phú Yên, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc. 4. “Lời nguyền” thành chỉ tồn tại 6 năm. Tương truyền, Hồ Quý Ly rất tâm đắc khi lựa chọn vùng đất xây thành và xem nơi này là “Thạch bàn long xà - Lục thập niên ký”, nghĩa là “Đất rồng chầu, rắn cuộn vững như bàn thạch, ở được 60 năm”.Tuy nhiên, con trai Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương là người vốn am tường phong thuỷ đã tâu rằng: Quỹ đất này đúng là đất rồng chầu, rắn cuốn nhưng đất còn non nên chỉ gọi là “Long, xà ẩm thuỷ - Lục niên ký chủ”, nghĩa là “Nơi rồng rắn hút nước, ở được trên dưới 6 năm”.Cũng liên quan đến chuyện phong thủy thành nhà Hồ, có lời kể rằng Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can vua: “…An Tôn là vùng đất hẻo lánh, cuối nước đầu non chỉ hợp với loạn mà không hợp với trị”. Sự tồn tại của vương triều Hồ từ năm 1400 – 1407 đã ứng với điều này.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400 – 1407. Xung quanh tòa thành nổi tiếng này, có nhiều giai thoại ly kỳ được dân gian lưu truyền.
1. Biến đá thành giấy. Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc quân sự có quy mô rất to lớn, nhưng được xây dựng chỉ trong ba tháng. Tốc độ xây thành nhanh đến mức khiến cho một số người đương thời tin rằng Hồ Quý Ly đã được thần linh giúp sức.
Về việc này, có câu truyện dân gian kể rằng, thời đó Hồ Quý Ly đã ra lệnh cho dân đem giấy bản đến nộp để dùng vào việc xây thành. Ban ngày, giấy được dán lại giống các bức tường, sáng ra đã thấy một đoạn thành mới được xây xong.
Theo các nhà nghiên cứu, việc vua nhà Hồ bắt dân nộp giấy có thể là chuyện thực vì khi tìm hiểu thứ keo trát ở những kẽ hở giữa hai khối đá xây thành người ta phát hiện đó là hỗn hợp của một số thành phần: vôi, vỏ trấu, mật mía và lẫn cả giấy bản.
2. Hòn đá thiêng. Cổng Đông thành nhà Hồ là nơi gắn liền với giai thoại về một hòn đá thiêng. Theo đó, để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý ly đã gấp rút xây dựng thành, việc đào hào, đắp thành, chuyển đá vô cùng khốc liệt.
Chồng của nàng Bình Khương là Trần Cống Sỹ được giao chỉ đạo xây tường thành phía Đông. Do nền địa chất nơi đây yếu, thành xây xong ban ngày, tối lại sụt lở. Hiềm nghi mưu phản, nhà vua lệnh chôn sống Trần Cống Sỹ dưới chân thành để làm gương răn đe.
Nghe tin dữ, Bình Khương đến đây thảm thiết khóc chồng, rồi đập đầu vào đá. Lạ thay phiến đá nơi nàng tuẫn tiết lõm xuống theo vết đầu nàng đập và vết tay nàng tỳ. Người dân tiếc thương cho số phận nàng đã mang phiến đá về lập đền thờ.
3. Đoạn sông đào nhuốm máu dân phu. Để thoát nước cho thành và tạo thêm con đường thuỷ chiến lược, Hồ Quý Ly đã cho đào một đoạn kênh từ sông Mã vào khu vực Tây Bắc tòa thành. Theo lệnh của vua, con sông đào rộng khoảng 100 mét, dài khoảng 3 km phải hoàn thành trong một đêm.
Hàng vạn người đã được huy động đã trần lưng đào đất và tát nước dưới sự giám sát của binh lính. Đến sáng Hồ Quý Ly đích thân thị sát thấy công việc vẫn chưa hoàn thành và sông lại bị đào lệch một đoạn dài.
Nhà vua đã tức giận và ra lệnh chém tất cả những người đã đào lệch sông. Sau khi nhà Hồ sụp đổ, sông này trở nên hoang hóa và bị lấp dần, chỉ còn lại dấu tích được gọi là hồ Mỹ Đàm, nay thuộc làng Phú Yên, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc.
4. “Lời nguyền” thành chỉ tồn tại 6 năm. Tương truyền, Hồ Quý Ly rất tâm đắc khi lựa chọn vùng đất xây thành và xem nơi này là “Thạch bàn long xà - Lục thập niên ký”, nghĩa là “Đất rồng chầu, rắn cuộn vững như bàn thạch, ở được 60 năm”.
Tuy nhiên, con trai Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương là người vốn am tường phong thuỷ đã tâu rằng: Quỹ đất này đúng là đất rồng chầu, rắn cuốn nhưng đất còn non nên chỉ gọi là “Long, xà ẩm thuỷ - Lục niên ký chủ”, nghĩa là “Nơi rồng rắn hút nước, ở được trên dưới 6 năm”.
Cũng liên quan đến chuyện phong thủy thành nhà Hồ, có lời kể rằng Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết đã dâng thư can vua: “…An Tôn là vùng đất hẻo lánh, cuối nước đầu non chỉ hợp với loạn mà không hợp với trị”. Sự tồn tại của vương triều Hồ từ năm 1400 – 1407 đã ứng với điều này.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.