Trở về những địa danh này trong dịp Quốc khánh 2/9 là cách đầy ý nghĩa để ôn lại lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945, sau sự toàn thắng của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: Internet.Ở trung tâm của quảng trường Ba Đình là Lăng Bác - nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh để người dân cả nước và khách quốc tế có thể tới viếng thăm và bày tỏ sự tôn kính.Không chỉ là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội và quảng trường trước nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Vào các ngày 17 và 19/8/1945, các cuộc mít-tinh cách mạng quy mô lớn đã diễn ra, châm ngòi nổ cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên toàn Thủ đô, dẫn đến việc tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó.Vào giai đoạn chuẩn bị tiến hành Cách mạng tháng Tám, chiến khu Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) là thủ đô lâm thời của khu giải phóng. Ảnh: Đình Hồng Thái còn ở chiến khu Tân Trào, là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến.Đây là nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13/8/1945 để quyết định tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trên cả nước. Ảnh: Cây đa Tân Trào, nơi vào ngày 16/8/1945 Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân giải phóng Hà Nội.Được coi là cội nguồn của Cách mạng Việt Nam, Quần thể di tích cách mạng Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là địa danh gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong của cách mạng Việt Nam những năm 1941 - 1945. Ảnh: Hang Pác Bó, nơi Hồ Chủ tịch và các nhà lãnh đạo các mạng sống và làm việc ở Pác Bó.Nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi chế độ thực dân đã được đưa ra từ Pác Bó. Ảnh: Suối Lê Nin ở Pác Bó.Vào thời điểm gần tròn 1 năm sau ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nơi an nghỉ của Đại tướng ở Vũng Chùa - Đảo Yến trên quê hương Quảng Bình cũng là một điểm đến quan trọng trong dịp Quốc khánh.
Trở về những địa danh này trong dịp Quốc khánh 2/9 là cách đầy ý nghĩa để ôn lại lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2/9/1945, sau sự toàn thắng của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ảnh: Internet.
Ở trung tâm của quảng trường Ba Đình là Lăng Bác - nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh để người dân cả nước và khách quốc tế có thể tới viếng thăm và bày tỏ sự tôn kính.
Không chỉ là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội và quảng trường trước nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Vào các ngày 17 và 19/8/1945, các cuộc mít-tinh cách mạng quy mô lớn đã diễn ra, châm ngòi nổ cho cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên toàn Thủ đô, dẫn đến việc tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau đó.
Vào giai đoạn chuẩn bị tiến hành Cách mạng tháng Tám, chiến khu Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) là thủ đô lâm thời của khu giải phóng. Ảnh: Đình Hồng Thái còn ở chiến khu Tân Trào, là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến.
Đây là nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13/8/1945 để quyết định tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trên cả nước. Ảnh: Cây đa Tân Trào, nơi vào ngày 16/8/1945 Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân giải phóng Hà Nội.
Được coi là cội nguồn của Cách mạng Việt Nam, Quần thể di tích cách mạng Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) là địa danh gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong của cách mạng Việt Nam những năm 1941 - 1945. Ảnh: Hang Pác Bó, nơi Hồ Chủ tịch và các nhà lãnh đạo các mạng sống và làm việc ở Pác Bó.
Nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho sự thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi chế độ thực dân đã được đưa ra từ Pác Bó. Ảnh: Suối Lê Nin ở Pác Bó.
Vào thời điểm gần tròn 1 năm sau ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những người góp công thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nơi an nghỉ của Đại tướng ở Vũng Chùa - Đảo Yến trên quê hương Quảng Bình cũng là một điểm đến quan trọng trong dịp Quốc khánh.