Trước thềm Cách mạng tháng 8, vùng Chợ Đệm (nay thuộc thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM) là nơi diễn ra ba cuộc hội nghị của Xứ ủy Nam Kỳ vào các ngày 17/8, 20/8 và 23/8 để quyết định thời điểm khởi nghĩa tại Nam Bộ. Đình Tân Túc (trong ảnh) bên sông Chợ Đệm là nơi nuôi giấu lực lượng vũ trang khu vực Chợ Đệm chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 những ngày này.Sáng ngày 18/8, trước phòng mạch của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trên đường Chasseloup Laubat (nay là nhà số 202 đường Nguyễn Thị Minh Khai), lá cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên được treo lên một cách công khai giữa Sài Gòn.Sáng 19/8/1945, tại vườn ông Thượng (nay là vườn Tao Đàn), lực lượng Thanh niên Tiền phong đã tổ chức lễ tuyên thệ với 70.000 người tham dự. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã đọc diễn văn khích lệ lòng yêu nước, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh giành độc lập. Sau lễ tuyên thệ, đoàn người đã tuần hành trong thành phố, hát vang những bài ca cổ vũ thanh niên “lên đàng” đấu tranh.Cùng ngày 19/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Xứ ủy Tiền Phong liên tiếp tổ chức 2 cuộc mít tinh công khai hoạt động tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát Kịch Thành Phố) để trình bày chương trình hành động, thu hút đông đảo đồng bào tham dự.Đêm 24/8, chỉ thị khởi nghĩa của toàn Nam Bộ được đưa ra. Từ 17h-22h ngày 24/8, lực lượng khởi nghĩa Sài Gòn - Gia Định chiếm các cầu chính bao quanh khu trung tâm Sài Gòn như cầu Thị Nghè (trong ảnh), Nhị Thiên Đường, cầu Mống… và các công trình quan trọng của chính quyền thực dân như Sở Công an, Sở Cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà đèn...Vào 22h ngày 24/8, Trung đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm Dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng TP HCM) của chính quyền Trần Trọng Kim mà không gặp phải kháng cự. Cờ chế độ cũ bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Tại một số nơi khác, kẻ địch chống đối một cách yếu ớt và nhanh chóng bị lực lượng khởi nghĩa khuất phục.Rạng sáng 25/8, khoảng một triệu người Sài Gòn - Gia Định tham gia cuộc biểu tình tuần hành lớn để biểu dương lực lượng và thể hiện quyết tâm giành độc lập. Đoàn người tập trung tại quảng trường phía sau nhà thờ Đức Bà rồi từ đó kéo qua các đường phố chính ở trung tâm Sài Gòn.Đến trưa 25/8, quần chúng cách mạng tập trung tại ngã tư Bonnard - Charner (nay là ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ) trước dinh Đốc lí thành phố để biểu dương lực lượng.Sau đó, với sự ủng hộ của quần chúng, Việt Minh đã chiếm lĩnh Dinh Đốc lý (nay là trụ sở UBND TP HCM) để dùng làm trụ sở của Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn đã kết thúc thắng lợi.
Trước thềm Cách mạng tháng 8, vùng Chợ Đệm (nay thuộc thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP HCM) là nơi diễn ra ba cuộc hội nghị của Xứ ủy Nam Kỳ vào các ngày 17/8, 20/8 và 23/8 để quyết định thời điểm khởi nghĩa tại Nam Bộ. Đình Tân Túc (trong ảnh) bên sông Chợ Đệm là nơi nuôi giấu lực lượng vũ trang khu vực Chợ Đệm chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 những ngày này.
Sáng ngày 18/8, trước phòng mạch của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trên đường Chasseloup Laubat (nay là nhà số 202 đường Nguyễn Thị Minh Khai), lá cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên được treo lên một cách công khai giữa Sài Gòn.
Sáng 19/8/1945, tại vườn ông Thượng (nay là vườn Tao Đàn), lực lượng Thanh niên Tiền phong đã tổ chức lễ tuyên thệ với 70.000 người tham dự. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã đọc diễn văn khích lệ lòng yêu nước, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh giành độc lập. Sau lễ tuyên thệ, đoàn người đã tuần hành trong thành phố, hát vang những bài ca cổ vũ thanh niên “lên đàng” đấu tranh.
Cùng ngày 19/8/1945, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Xứ ủy Tiền Phong liên tiếp tổ chức 2 cuộc mít tinh công khai hoạt động tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là Nhà hát Kịch Thành Phố) để trình bày chương trình hành động, thu hút đông đảo đồng bào tham dự.
Đêm 24/8, chỉ thị khởi nghĩa của toàn Nam Bộ được đưa ra. Từ 17h-22h ngày 24/8, lực lượng khởi nghĩa Sài Gòn - Gia Định chiếm các cầu chính bao quanh khu trung tâm Sài Gòn như cầu Thị Nghè (trong ảnh), Nhị Thiên Đường, cầu Mống… và các công trình quan trọng của chính quyền thực dân như Sở Công an, Sở Cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà đèn...
Vào 22h ngày 24/8, Trung đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm Dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng TP HCM) của chính quyền Trần Trọng Kim mà không gặp phải kháng cự. Cờ chế độ cũ bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Tại một số nơi khác, kẻ địch chống đối một cách yếu ớt và nhanh chóng bị lực lượng khởi nghĩa khuất phục.
Rạng sáng 25/8, khoảng một triệu người Sài Gòn - Gia Định tham gia cuộc biểu tình tuần hành lớn để biểu dương lực lượng và thể hiện quyết tâm giành độc lập. Đoàn người tập trung tại quảng trường phía sau nhà thờ Đức Bà rồi từ đó kéo qua các đường phố chính ở trung tâm Sài Gòn.
Đến trưa 25/8, quần chúng cách mạng tập trung tại ngã tư Bonnard - Charner (nay là ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ) trước dinh Đốc lí thành phố để biểu dương lực lượng.
Sau đó, với sự ủng hộ của quần chúng, Việt Minh đã chiếm lĩnh Dinh Đốc lý (nay là trụ sở UBND TP HCM) để dùng làm trụ sở của Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn đã kết thúc thắng lợi.