Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội vào năm 1952 tại Helsinki (Phần Lan) với tư cách Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Đoàn Việt Nam có 4 vận động viên trong kỳ Thế vận hội này.Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt, miền Nam Việt Nam đã tham gia 5 kỳ Thế vận hội tại Melbourne (Australia) 1956, Roma (Italia) 1960, Tokyo (Nhật Bản) 1964, Mexico City (Mexico) 1968, Munich (Tây Đức) 1972. Số lượng vận động viên Việt Nam tại các kỳ Thế vận hội này lần lượt là 6, 3, 5, 9, 2.Thế vận hội Moscow (Liên Xô cũ) năm 1980 là kỳ Thế vận hội đầu tiên đoàn thể thao của nước CHXHCN Việt Nam chính thức tham dự sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, với 31 vận động viên. Trước đó, Việt Nam không tham dự Thế vận hội Montreal 1976 ở Canada.Cùng Liên Xô và các nước thuộc khối XHCN Đông Âu, Việt Nam không tham gia Thế vận hội Los Angeles 1984 tại Mỹ do trình trạng căng thẳng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Kể từ năm 1988, Việt Nam tham gia đầy đủ các kỳ Thế vận hội ở Seoul (Hàn Quốc) 1988, Barcelona (Tây Ban Nha) 1992, Atlanta (Mỹ) 1996, Sydney (Australia) 2000, Athens (Hy Lạp) 2004, Bắc Kinh (Trung Quốc) 2008, London (Anh) 2012, Rio de Janiero (Brazil) 2016. Số lượng vận động viên Việt Nam tham gia các Thế vận hội này lần lượt là 10, 7, 6, 7, 11, 21, 18, 23.Ngày 29/9/2000, tuyển thủ Taekwondo Trần Hiếu Ngân mang về tấm huy chương Thế vận hội đầu tiên cho Thể thao Việt Nam khi đoạt ngôi á quân hạng 57kg nữ tại Sydney.Ngày 10/8/2008, lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn giành huy chương bạc hạng 56kg nam tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Ngày 6/8/2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm huy chương vàng lịch sử và phá kỷ lục Thế vận hội nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Rio de Janiero với thành tích 202,5 điểm.
Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế vận hội vào năm 1952 tại Helsinki (Phần Lan) với tư cách Quốc gia Việt Nam - một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Đoàn Việt Nam có 4 vận động viên trong kỳ Thế vận hội này.
Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt, miền Nam Việt Nam đã tham gia 5 kỳ Thế vận hội tại Melbourne (Australia) 1956, Roma (Italia) 1960, Tokyo (Nhật Bản) 1964, Mexico City (Mexico) 1968, Munich (Tây Đức) 1972. Số lượng vận động viên Việt Nam tại các kỳ Thế vận hội này lần lượt là 6, 3, 5, 9, 2.
Thế vận hội Moscow (Liên Xô cũ) năm 1980 là kỳ Thế vận hội đầu tiên đoàn thể thao của nước CHXHCN Việt Nam chính thức tham dự sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, với 31 vận động viên. Trước đó, Việt Nam không tham dự Thế vận hội Montreal 1976 ở Canada.
Cùng Liên Xô và các nước thuộc khối XHCN Đông Âu, Việt Nam không tham gia Thế vận hội Los Angeles 1984 tại Mỹ do trình trạng căng thẳng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Kể từ năm 1988, Việt Nam tham gia đầy đủ các kỳ Thế vận hội ở Seoul (Hàn Quốc) 1988, Barcelona (Tây Ban Nha) 1992, Atlanta (Mỹ) 1996, Sydney (Australia) 2000, Athens (Hy Lạp) 2004, Bắc Kinh (Trung Quốc) 2008, London (Anh) 2012, Rio de Janiero (Brazil) 2016. Số lượng vận động viên Việt Nam tham gia các Thế vận hội này lần lượt là 10, 7, 6, 7, 11, 21, 18, 23.
Ngày 29/9/2000, tuyển thủ Taekwondo Trần Hiếu Ngân mang về tấm huy chương Thế vận hội đầu tiên cho Thể thao Việt Nam khi đoạt ngôi á quân hạng 57kg nữ tại Sydney.
Ngày 10/8/2008, lực sỹ cử tạ Hoàng Anh Tuấn giành huy chương bạc hạng 56kg nam tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Ngày 6/8/2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành tấm huy chương vàng lịch sử và phá kỷ lục Thế vận hội nội dung 10m súng ngắn hơi nam tại Rio de Janiero với thành tích 202,5 điểm.