Ngất xỉu vì đói do không có tiền mua đồ ăn. Sinh trưởng ở Warsaw, Ba Lan, Marie Curie đã tìm đến Paris để theo đuổi hoài bão nghiên cứu khoa học của mình. Năm 1891, bà ghi danh vào đại học danh tiếng Sorbonne. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại đây, bà đã nhiều lần ngất xỉu vì đói do không có tiền mua thức ăn. Trong nhiều tháng trời, bà sống sót nhờ bánh mì phết bơ và trà. Ảnh: How It Works Magazine Làm gia sư để trang trải cho cuộc sống. Để có thể duy trì cuộc sống và niềm đam mê khoa học, Marie Curie đã hành nghề gia sư trong khoảng năm năm. Bà dành hầu hết những khoảng thời gian còn lại cho các nghiên cứu của mình về vật lý, hóa học và toán học. Thefamouspeople.com Chuyện tình duyên khởi đầu từ phòng thí nghiệm. Vào năm 1980, Marie tìm kiếm một phòng thí nghiệm để bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình. Giáo sư Jozef Wierusz-Kowalski đã giới thiệu bà với nhà vật lý Pierre Curie vì nghĩ rằng Pierre có một phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế, phòng thí nghiệm này không lớn như Curie mong đợi, nhưng bù lại, bà đã tìm được ý trung nhân của mình. Ảnh: Wired Suýt bị từ chối giải Nobel. Năm 1903, Marie Curie được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ giành giải Nobel. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bà đã suýt bị gạch tên khỏi giải thưởng chỉ vì là... phụ nữ. Ảnh: Royal Society of Chemistry Ngoại tình với cựu học trò của chồng. 1911 là năm trọng đại trong đời Marie Curie khi bà trở thành người đầu tiên giành hai giải Nobel. Đây cũng là năm bà dính vào vụ bê bối tình ái nghiêm trọng, khi mối tình vụng trộm của bà với nhà vật lý Paul Langevin, một cựu sinh viên của ông Pierre Curie bị phanh phui. Ảnh: Chân dung nhà vật lý Paul Langevin - Wikipedia Qua đời vì chính hoạt động nghiên cứu của mình. Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, Marie Curie qua đời vào ngày 4/7/1934 tại dưỡng đường Sancellemoz ở Passy, Pháp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ của bà được cho là do nhiễm phóng xạ do bà đã có một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào. Ảnh: Serious Science Người con gái nối nghiệp khoa học của mẹ. Con gái lớn nhất của Marie Curie, Irène Joliot-Curie, đã được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi mẹ mình qua đời. Ảnh: Chân dung nhà khoa học Irène Joliot-Curie - Thefamouspeople.com Người phụ nữ duy nhất được an táng tại điện Panthéon. Năm 1995, tro xương của Marie Curie được đưa vào điện Panthéon ở Paris, nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp. Bà là người người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến vĩ đại của mình. Ảnh: Mộ phần bà Marie Curie ở điện Panthéon - Flickr
Ngất xỉu vì đói do không có tiền mua đồ ăn. Sinh trưởng ở Warsaw, Ba Lan, Marie Curie đã tìm đến Paris để theo đuổi hoài bão nghiên cứu khoa học của mình. Năm 1891, bà ghi danh vào đại học danh tiếng Sorbonne. Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại đây, bà đã nhiều lần ngất xỉu vì đói do không có tiền mua thức ăn. Trong nhiều tháng trời, bà sống sót nhờ bánh mì phết bơ và trà. Ảnh: How It Works Magazine
Làm gia sư để trang trải cho cuộc sống. Để có thể duy trì cuộc sống và niềm đam mê khoa học, Marie Curie đã hành nghề gia sư trong khoảng năm năm. Bà dành hầu hết những khoảng thời gian còn lại cho các nghiên cứu của mình về vật lý, hóa học và toán học. Thefamouspeople.com
Chuyện tình duyên khởi đầu từ phòng thí nghiệm. Vào năm 1980, Marie tìm kiếm một phòng thí nghiệm để bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình. Giáo sư Jozef Wierusz-Kowalski đã giới thiệu bà với nhà vật lý Pierre Curie vì nghĩ rằng Pierre có một phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu. Trên thực tế, phòng thí nghiệm này không lớn như Curie mong đợi, nhưng bù lại, bà đã tìm được ý trung nhân của mình. Ảnh: Wired
Suýt bị từ chối giải Nobel. Năm 1903, Marie Curie được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ giành giải Nobel. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bà đã suýt bị gạch tên khỏi giải thưởng chỉ vì là... phụ nữ. Ảnh: Royal Society of Chemistry
Ngoại tình với cựu học trò của chồng. 1911 là năm trọng đại trong đời Marie Curie khi bà trở thành người đầu tiên giành hai giải Nobel. Đây cũng là năm bà dính vào vụ bê bối tình ái nghiêm trọng, khi mối tình vụng trộm của bà với nhà vật lý Paul Langevin, một cựu sinh viên của ông Pierre Curie bị phanh phui. Ảnh: Chân dung nhà vật lý Paul Langevin - Wikipedia
Qua đời vì chính hoạt động nghiên cứu của mình. Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, Marie Curie qua đời vào ngày 4/7/1934 tại dưỡng đường Sancellemoz ở Passy, Pháp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ của bà được cho là do nhiễm phóng xạ do bà đã có một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào. Ảnh: Serious Science
Người con gái nối nghiệp khoa học của mẹ. Con gái lớn nhất của Marie Curie, Irène Joliot-Curie, đã được trao một giải Nobel hóa học trong năm 1935, một năm sau khi mẹ mình qua đời. Ảnh: Chân dung nhà khoa học Irène Joliot-Curie - Thefamouspeople.com
Người phụ nữ duy nhất được an táng tại điện Panthéon. Năm 1995, tro xương của Marie Curie được đưa vào điện Panthéon ở Paris, nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp. Bà là người người phụ nữ đầu tiên được an nghỉ tại đây vì cống hiến vĩ đại của mình. Ảnh: Mộ phần bà Marie Curie ở điện Panthéon - Flickr