Cầu Vàng (Đà Nẵng): Nằm ở độ cao hơn 1.400 m so với mực nước biển, cây cầu Vàng được nâng đỡ bởi đôi bàn tay rêu phong khổng lồ giữa khung ảnh mờ sương như chốn tiên cảnh của núi Bà Nà. Từ những ngày đầu khai trương hồi tháng 7 năm ngoái, cây cầu nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng ngay lập tức thu hút sự chú ý và tạo hiệu ứng lan truyền lớn. Ảnh: Guetrayan.Không chỉ nhận mưa lời khen trong nước, cầu Vàng liên tục xuất hiện trên truyền thông quốc tế, các tờ báo uy tín cũng như chuyên trang về kiến trúc và thiết kế thế giới. Tờ nhật báo Anh The Guardian liệt kê cây cầu là một trong những cầu đi bộ ấn tượng nhất thế giới. Cầu vàng Đà Nẵng còn vào top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018 do tạp chí Time (Mỹ) bình chọn… Ảnh: Tuxinguyen, Nyla.oreilly, Umgiromacissa, Vokrugsveta.ua. Chùa Cầu (Quảng Nam): Chùa Cầu được xây dựng ở Hội An vào thế kỷ 16 với thiết kế mái che ấn tượng theo phong cách kiến trúc Nhật Bản. Trang du lịch Lonely Planet nổi tiếng cũng giới thiệu “cây cầu nhỏ xinh này là biểu tượng của Hội An”. Chuyến du lịch đến Hội An sẽ không trọn vẹn nếu không ghé thăm công trình biểu tượng tuyệt đẹp, có tuổi đời hàng trăm năm này. Ảnh: Richie Chan.Ngày 16/7 vừa qua, hình ảnh chùa Cầu xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của công cụ tìm kiếm Google, ngay sau khi Hội An được bình chọn là Thành phố tuyệt vời nhất thế giới 2019. Ảnh: Minnguyet.dh, Apollo.aa, Hue.postcard, Moanhnt. Cầu Nhật Tân (Hà Nội): Trên trang web thiết kế và kiến trúc Inhabitat, bài viết về cầu Nhật Tân có tiêu đề "Cầu dây văng dài nhất Việt Nam phát sáng với 16,7 triệu gam màu". Cây cầu tráng lệ băng qua sông Hồng, nối thành phố với sân bay quốc tế Nội Bài, có 5 tháp nhịp đầy màu sắc tượng trưng cho 5 cổng vào nội thành. Không chỉ là biểu tượng mới của thủ đô Hà Nội, cầu Nhật Tân còn đại diện cho tình hữu nghị Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh: Vũ Minh Quân.Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam có dịp được “ra mắt” đông đảo bạn bè quốc tế hơn khi Tổng thống Donald Trump viếng thăm Việt Nam cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi đầu năm. Trong bài đăng cập nhật trên mạng xã hội tại thời điểm ông Trump vừa đến Hà Nội, có 4 bức ảnh chụp cầu Nhật Tân với màu sắc chiếu sáng hài hòa, bắt mắt. Những hình ảnh đầu tiên về địa điểm chuyến công tác của Tổng thống Trump nhận nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Không ít người Mỹ dành lời khen ngợi cho công trình ấn tượng ở Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuân, Nhà Trắng. Cầu Rồng (Đà Nẵng): Khánh thành năm 2013, cầu Rồng bắc qua sông Hàn, có chiều dài 666 m, rộng 37,5 m và 6 làn xe chạy. Với thiết kế tựa như một con rồng uy nghi, cây cầu có khả năng phun lửa và nước ấn tượng. Du khách luôn tỏ ra thích thú khi chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời này. Hiện tại, thời gian cầu Rồng phun lửa và phun nước bắt đầu lúc 21 giờ các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, ngoài ra màn trình diễn còn diễn ra vào các ngày lễ lớn. Ảnh: Thekovtun.Cầu Rồng từng được Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ (ACEC) vinh danh bằng Giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc (EEA) năm 2014. EEA là hạng mục giải thưởng danh giá thế giới, được ví như "Oscar của ngành kỹ thuật". Ảnh: Giang Quốc Hoàng, Leonard.low.
Cầu Vàng (Đà Nẵng): Nằm ở độ cao hơn 1.400 m so với mực nước biển, cây cầu Vàng được nâng đỡ bởi đôi bàn tay rêu phong khổng lồ giữa khung ảnh mờ sương như chốn tiên cảnh của núi Bà Nà. Từ những ngày đầu khai trương hồi tháng 7 năm ngoái, cây cầu nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng ngay lập tức thu hút sự chú ý và tạo hiệu ứng lan truyền lớn. Ảnh: Guetrayan.
Không chỉ nhận mưa lời khen trong nước, cầu Vàng liên tục xuất hiện trên truyền thông quốc tế, các tờ báo uy tín cũng như chuyên trang về kiến trúc và thiết kế thế giới. Tờ nhật báo Anh The Guardian liệt kê cây cầu là một trong những cầu đi bộ ấn tượng nhất thế giới. Cầu vàng Đà Nẵng còn vào top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018 do tạp chí Time (Mỹ) bình chọn… Ảnh: Tuxinguyen, Nyla.oreilly, Umgiromacissa, Vokrugsveta.ua.
Chùa Cầu (Quảng Nam): Chùa Cầu được xây dựng ở Hội An vào thế kỷ 16 với thiết kế mái che ấn tượng theo phong cách kiến trúc Nhật Bản. Trang du lịch Lonely Planet nổi tiếng cũng giới thiệu “cây cầu nhỏ xinh này là biểu tượng của Hội An”. Chuyến du lịch đến Hội An sẽ không trọn vẹn nếu không ghé thăm công trình biểu tượng tuyệt đẹp, có tuổi đời hàng trăm năm này. Ảnh: Richie Chan.
Ngày 16/7 vừa qua, hình ảnh chùa Cầu xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của công cụ tìm kiếm Google, ngay sau khi Hội An được bình chọn là Thành phố tuyệt vời nhất thế giới 2019. Ảnh: Minnguyet.dh, Apollo.aa, Hue.postcard, Moanhnt.
Cầu Nhật Tân (Hà Nội): Trên trang web thiết kế và kiến trúc Inhabitat, bài viết về cầu Nhật Tân có tiêu đề "Cầu dây văng dài nhất Việt Nam phát sáng với 16,7 triệu gam màu". Cây cầu tráng lệ băng qua sông Hồng, nối thành phố với sân bay quốc tế Nội Bài, có 5 tháp nhịp đầy màu sắc tượng trưng cho 5 cổng vào nội thành. Không chỉ là biểu tượng mới của thủ đô Hà Nội, cầu Nhật Tân còn đại diện cho tình hữu nghị Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam có dịp được “ra mắt” đông đảo bạn bè quốc tế hơn khi Tổng thống Donald Trump viếng thăm Việt Nam cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi đầu năm. Trong bài đăng cập nhật trên mạng xã hội tại thời điểm ông Trump vừa đến Hà Nội, có 4 bức ảnh chụp cầu Nhật Tân với màu sắc chiếu sáng hài hòa, bắt mắt. Những hình ảnh đầu tiên về địa điểm chuyến công tác của Tổng thống Trump nhận nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Không ít người Mỹ dành lời khen ngợi cho công trình ấn tượng ở Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuân, Nhà Trắng.
Cầu Rồng (Đà Nẵng): Khánh thành năm 2013, cầu Rồng bắc qua sông Hàn, có chiều dài 666 m, rộng 37,5 m và 6 làn xe chạy. Với thiết kế tựa như một con rồng uy nghi, cây cầu có khả năng phun lửa và nước ấn tượng. Du khách luôn tỏ ra thích thú khi chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời này. Hiện tại, thời gian cầu Rồng phun lửa và phun nước bắt đầu lúc 21 giờ các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần, ngoài ra màn trình diễn còn diễn ra vào các ngày lễ lớn. Ảnh: Thekovtun.
Cầu Rồng từng được Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ (ACEC) vinh danh bằng Giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc (EEA) năm 2014. EEA là hạng mục giải thưởng danh giá thế giới, được ví như "Oscar của ngành kỹ thuật". Ảnh: Giang Quốc Hoàng, Leonard.low.