Den4kCGNÔng Tadeusz chụp ảnh cùng bức ảnh được National Geographic bình chọn là bức ảnh hay nhất năm 1987 khi bác sĩ Zbigniew Religa đang theo dõi một bệnh nhân sau ca phẫu thuật kéo dài 23 giờ. Bệnh nhân được bác sĩ Religa cứu sống không ai khác chính là ông Tadeusz.Chú chim bồ câu này đã giúp truyền tin từ một tiểu đoàn bị giam giữ trong Thế chiến thứ nhất và cứu sống gần 200 người. Vì bị bắn nhiều lần nên nó đã mất đi một chân và một mắt. Những người lính đã làm cho chú chim này một cái chân gỗ và gọi nó bằng cái tên "Cher Ami", nghĩa là "người bạn thân mến".Khi nhiếp ảnh gia Donna Ferrato chụp bức ảnh một cặp đôi đang cãi cọ nhau và người đàn ông đã vung tay đánh người phụ nữ, không có tạp chí nào đồng ý đăng tải bức ảnh của cô. Không từ bỏ mong muốn đấu tranh chống lại tình trạng bạo lực gia đình, năm 1991, cô đã xuất bản một cuốn sách mang tên "Living with the enemy" (Sống chung với kẻ thù) và nhờ hiệu ứng của cuốn sách này, năm 1944, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật chống bạo hành phụ nữ. Bức ảnh xúc động trên được Claude Detloff chụp tại Vancouver, ghi lại khoảnh khắc tạm biệt của hai cha con khi người cha lên đường chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Những cảm xúc trên gương mặt người cha và đứa trẻ cũng như ngôn ngữ cơ thể của họ đã khiến bức ảnh này trở thành khoảnh khắc đầy xúc động với những thông điệp ý nghĩa. Một điều may mắn là sau đó người cha của cậu bé đã trở về bình an vô sự vào tháng 10/1945.Ngày 6/4/1972 tại Saint-Brieuc, các công nhân của công ty Joint Français đã xuống đường biểu tình và cảnh sát chống bạo động Pháp được huy động để giải quyết tình hình. Trong bức ảnh, 2 người đàn ông đối diện với nhau, một người là Guy Burmieux - công nhân của nhà máy và Jean-Yvon Antignac - cảnh sát chống bạo động. Hóa ra 2 người chính là những người bạn thời thơ ấu và bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jacques Gourmelen đã ghi lại khoảnh khắc họ nhận ra nhau.Bức ảnh ám ảnh này được David Seymour chụp trong một trung tâm là nơi sinh sống của những đứa trẻ bị rối loạn cảm xúc ở Warsaw, Ba Lan năm 1948. Khi được giao bài tập vẽ ngôi nhà lên bảng, trong khi những đứa trẻ khác thực hiện đúng theo yêu cầu thì Terezka - cô bé từng lớn lên ở trại tập trung lại có một suy nghĩ khác về cái gọi là "nhà". Những nét vẽ nguệch ngoạc cùng cái nhìn của Terezka dường như đã cho thấy những đau đớn và nỗi hoảng sợ mà cô bé phải chịu đựng khi sống ở trại tập trung.Bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói này được chụp vào năm 1948 khi những đứa trẻ được rao bán ngồi trước hiên nhà còn người mẹ quay mặt đi để tránh ống kính máy ảnh. Lucille Chalifoux, 24 tuổi, mang thai đứa con thứ 5 vào thời điểm đó, trong khi chồng cô vừa mất việc và họ có thể bị đuổi khỏi căn hộ đang thuê. Vì thế, họ quyết định bán những đứa con. Tất cả những đứa trẻ sau đó đều bị bán đi và người ta cho rằng chúng đã bị ép trở thành nô lệ.Harold Edgerton là một nhà vật lý và một nhiếp ảnh gia. Đầu năm 1947, công ty nghiên cứu ông bắt đầu chụp những vụ thử bom nguyên tử ở Nevada và Thái Bình Dương. Bức ảnh đặc biệt này được chụp ngày 5/6/1952 và là một trong một loạt vụ thử bom nguyên tử ở Nevada.Đây là bức ảnh cuối cùng của Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi. Người chụp bức ảnh này đã ghi lại khoảnh khắc trước khi kẻ đánh bom liều chết (mặc áo hoa màu cam, góc bên trái) ôm ông và kích nổ quả bom trên người cô ta. Tác giả của bức ảnh cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.Bức ảnh chụp một gia đình trong kỳ nghỉ ở Thụy Điển năm 1971 này nhìn có vẻ rất bình thường nhưng điều đáng chú ý là cậu thiếu niên 14 tuổi mặc áo sơ mi màu nâu, ngồi trên ô tô, thứ 2 từ trái sang không ai khác chính là Osama. Chỉ vài năm sau khi bức ảnh này được chụp, cái tên Osama bin Laden đã gắn với những cuộc khủng bố và tổ chức Hồi giáo cực đoan khét tiếng Al-Qaeda.Con tàu trong bức ảnh năm 1847 này là SS Grandcamp và những người trên tàu là thành viên của đội cứu hỏa tình nguyện thành phố Texas đang kiểm tra con tàu khi một đám cháy bất ngờ bốc lên. Một vài phút sau khi bức ảnh này được chụp, con tàu đã phát nổ và là một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 468 người đã thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương.Bức ảnh này chụp hai kẻ giết người Richard Hickock và Perry Smith sau khi bị tuyên án tử hình. Hai kẻ sát nhân này đã giết hại một gia đình 4 người sau khi chúng định cướp tài sản trong gia đình này nhưng không tìm thấy gì giá trị ngoài 50 USD. Nụ cười ghê rợn trên mặt Perry đã khiến bức ảnh này càng thêm ám ảnh.Được chụp bởi Abbas vào năm 1978 tại Tehran, Iran, điều đáng chú ý trong bức ảnh là một người biểu tình đang giữ đôi giày của người bạn đã chết của anh. Người bạn này đã bị bắn chết sau khi quân đội tấn công một đám đông. Người lính trong ảnh đang tranh cãi với người đàn ông này rằng cuộc tấn công không phải do đơn vị của anh thực hiện. Bức ảnh này được lấy ra từ cuốn sách "Iran Diary: 1971 - 2002" (Nhật ký Iran: 1971 - 2002) của Abbas.Bức ảnh chụp vào tháng 10/1912 ghi lại hình ảnh cậu bé 11 tuổi Giles Edmund Newsom bị cụt 2 ngón tay do tai nạn lao động khi làm việc ở một nhà máy tại thành phố Bessemer, Bắc Carolina. Lao động trẻ em là một vấn đề nhức nhối những năm đầu thế kỷ 20.Thoạt nhìn thì bức ảnh này trông không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong bức ảnh này nếu để ý kỹ sẽ thấy Eric Harris, Dylan Klebold và những người bạn của chúng ở góc bên trái đang tạo dáng với tư thế giả vờ bắn súng vào máy ảnh. Chỉ một vài tuần sau khi bức ảnh này được chụp, Eric và Dylan đã bắn chết 12 học sinh và 1 giáo viên trong một vụ xả súng trường học được lên kế hoạch tỉ mỉ ở Columbia./.
Den4kCGNÔng Tadeusz chụp ảnh cùng bức ảnh được National Geographic bình chọn là bức ảnh hay nhất năm 1987 khi bác sĩ Zbigniew Religa đang theo dõi một bệnh nhân sau ca phẫu thuật kéo dài 23 giờ. Bệnh nhân được bác sĩ Religa cứu sống không ai khác chính là ông Tadeusz.
Chú chim bồ câu này đã giúp truyền tin từ một tiểu đoàn bị giam giữ trong Thế chiến thứ nhất và cứu sống gần 200 người. Vì bị bắn nhiều lần nên nó đã mất đi một chân và một mắt. Những người lính đã làm cho chú chim này một cái chân gỗ và gọi nó bằng cái tên "Cher Ami", nghĩa là "người bạn thân mến".
Khi nhiếp ảnh gia Donna Ferrato chụp bức ảnh một cặp đôi đang cãi cọ nhau và người đàn ông đã vung tay đánh người phụ nữ, không có tạp chí nào đồng ý đăng tải bức ảnh của cô. Không từ bỏ mong muốn đấu tranh chống lại tình trạng bạo lực gia đình, năm 1991, cô đã xuất bản một cuốn sách mang tên "Living with the enemy" (Sống chung với kẻ thù) và nhờ hiệu ứng của cuốn sách này, năm 1944, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật chống bạo hành phụ nữ.
Bức ảnh xúc động trên được Claude Detloff chụp tại Vancouver, ghi lại khoảnh khắc tạm biệt của hai cha con khi người cha lên đường chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Những cảm xúc trên gương mặt người cha và đứa trẻ cũng như ngôn ngữ cơ thể của họ đã khiến bức ảnh này trở thành khoảnh khắc đầy xúc động với những thông điệp ý nghĩa. Một điều may mắn là sau đó người cha của cậu bé đã trở về bình an vô sự vào tháng 10/1945.
Ngày 6/4/1972 tại Saint-Brieuc, các công nhân của công ty Joint Français đã xuống đường biểu tình và cảnh sát chống bạo động Pháp được huy động để giải quyết tình hình. Trong bức ảnh, 2 người đàn ông đối diện với nhau, một người là Guy Burmieux - công nhân của nhà máy và Jean-Yvon Antignac - cảnh sát chống bạo động. Hóa ra 2 người chính là những người bạn thời thơ ấu và bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jacques Gourmelen đã ghi lại khoảnh khắc họ nhận ra nhau.
Bức ảnh ám ảnh này được David Seymour chụp trong một trung tâm là nơi sinh sống của những đứa trẻ bị rối loạn cảm xúc ở Warsaw, Ba Lan năm 1948. Khi được giao bài tập vẽ ngôi nhà lên bảng, trong khi những đứa trẻ khác thực hiện đúng theo yêu cầu thì Terezka - cô bé từng lớn lên ở trại tập trung lại có một suy nghĩ khác về cái gọi là "nhà". Những nét vẽ nguệch ngoạc cùng cái nhìn của Terezka dường như đã cho thấy những đau đớn và nỗi hoảng sợ mà cô bé phải chịu đựng khi sống ở trại tập trung.
Bức ảnh có giá trị hơn ngàn lời nói này được chụp vào năm 1948 khi những đứa trẻ được rao bán ngồi trước hiên nhà còn người mẹ quay mặt đi để tránh ống kính máy ảnh. Lucille Chalifoux, 24 tuổi, mang thai đứa con thứ 5 vào thời điểm đó, trong khi chồng cô vừa mất việc và họ có thể bị đuổi khỏi căn hộ đang thuê. Vì thế, họ quyết định bán những đứa con. Tất cả những đứa trẻ sau đó đều bị bán đi và người ta cho rằng chúng đã bị ép trở thành nô lệ.
Harold Edgerton là một nhà vật lý và một nhiếp ảnh gia. Đầu năm 1947, công ty nghiên cứu ông bắt đầu chụp những vụ thử bom nguyên tử ở Nevada và Thái Bình Dương. Bức ảnh đặc biệt này được chụp ngày 5/6/1952 và là một trong một loạt vụ thử bom nguyên tử ở Nevada.
Đây là bức ảnh cuối cùng của Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi. Người chụp bức ảnh này đã ghi lại khoảnh khắc trước khi kẻ đánh bom liều chết (mặc áo hoa màu cam, góc bên trái) ôm ông và kích nổ quả bom trên người cô ta. Tác giả của bức ảnh cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Bức ảnh chụp một gia đình trong kỳ nghỉ ở Thụy Điển năm 1971 này nhìn có vẻ rất bình thường nhưng điều đáng chú ý là cậu thiếu niên 14 tuổi mặc áo sơ mi màu nâu, ngồi trên ô tô, thứ 2 từ trái sang không ai khác chính là Osama. Chỉ vài năm sau khi bức ảnh này được chụp, cái tên Osama bin Laden đã gắn với những cuộc khủng bố và tổ chức Hồi giáo cực đoan khét tiếng Al-Qaeda.
Con tàu trong bức ảnh năm 1847 này là SS Grandcamp và những người trên tàu là thành viên của đội cứu hỏa tình nguyện thành phố Texas đang kiểm tra con tàu khi một đám cháy bất ngờ bốc lên. Một vài phút sau khi bức ảnh này được chụp, con tàu đã phát nổ và là một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. 468 người đã thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương.
Bức ảnh này chụp hai kẻ giết người Richard Hickock và Perry Smith sau khi bị tuyên án tử hình. Hai kẻ sát nhân này đã giết hại một gia đình 4 người sau khi chúng định cướp tài sản trong gia đình này nhưng không tìm thấy gì giá trị ngoài 50 USD. Nụ cười ghê rợn trên mặt Perry đã khiến bức ảnh này càng thêm ám ảnh.
Được chụp bởi Abbas vào năm 1978 tại Tehran, Iran, điều đáng chú ý trong bức ảnh là một người biểu tình đang giữ đôi giày của người bạn đã chết của anh. Người bạn này đã bị bắn chết sau khi quân đội tấn công một đám đông. Người lính trong ảnh đang tranh cãi với người đàn ông này rằng cuộc tấn công không phải do đơn vị của anh thực hiện. Bức ảnh này được lấy ra từ cuốn sách "Iran Diary: 1971 - 2002" (Nhật ký Iran: 1971 - 2002) của Abbas.
Bức ảnh chụp vào tháng 10/1912 ghi lại hình ảnh cậu bé 11 tuổi Giles Edmund Newsom bị cụt 2 ngón tay do tai nạn lao động khi làm việc ở một nhà máy tại thành phố Bessemer, Bắc Carolina. Lao động trẻ em là một vấn đề nhức nhối những năm đầu thế kỷ 20.
Thoạt nhìn thì bức ảnh này trông không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, trong bức ảnh này nếu để ý kỹ sẽ thấy Eric Harris, Dylan Klebold và những người bạn của chúng ở góc bên trái đang tạo dáng với tư thế giả vờ bắn súng vào máy ảnh. Chỉ một vài tuần sau khi bức ảnh này được chụp, Eric và Dylan đã bắn chết 12 học sinh và 1 giáo viên trong một vụ xả súng trường học được lên kế hoạch tỉ mỉ ở Columbia./.