Ngày nay, vùng đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều lăng mộ cổ của các vị Quận công thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17-18. Hệ thống lăng mộ này được ví như bộ sưu tập những tác phẩm điêu khắc cổ quý giá của người Việt. Ảnh: Tượng ngựa và quan hầu ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.Ngược dòng lịch sử, Quận công là một tước hiệu thời phong kiến do vua ban cho những người trong hoàng tộc hoặc người có công với đất nước. Sau khi chết họ sẽ được an táng trong những khu lăng mộ đặc thù, được xây theo quy định của chế độ phong kiến đương thời. Ảnh: Hình quan hầu trên nhà bia lăng Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.Vào thời Lê Trung hưng, nhiều lăng mộ các vị Quận công được xây dựng hệ thống tượng người, linh thú và tượng thú được tạo tác công phu, bài trí cùng với những hiện vật thờ khác để làm tăng thêm giá trị tưởng niệm đến người đã khuất. Ảnh: Tượng voi và ngựa ở lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.Những quần thể tượng trong lăng mộ Quận công thời này khá đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cấu trúc tạo hình như hệ thống tượng người, tượng thú và linh thú, được tạo tác chủ yếu bằng các chất liệu đá khác nhau như đá sa thạch, đá trắng, đá pha cát… Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.Hệ thống tượng này được bài trí một cách chỉnh thể, thẳng hàng, đăng đối theo từng cặp qua đường linh đạo của khu mộ, thể hiện lòng thành kính và sự trang nghiêm đối với người nằm dưới mộ. Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.Hệ thống tượng lăng mộ Quận công thời Lê Trung hưng không chỉ phản ánh tay nghề tạo tượng điêu luyện và con mắt thẩm mỹ của nghệ nhân thời bấy giờ, mà còn phản ánh nhiều điều về vũ trụ quan của người Việt đương thời. Ảnh: Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.Cụ thể, tượng linh thú gồm nghê ngồi, lân, sấu bò, tượng thú gồm voi nằm, ngựa đứng, chó ngồi... được đặt ở vị trí đối xứng trước khu mộ với vai trò canh giữ, bảo vệ linh hồn người đã khuất. Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.Tượng người chia thành ba loại: Tượng quan hầu, tượng lính hầu và tượng người hầu, có các vai trò, chức năng riêng biệt, phản ánh phần nào cơ cấu xã hội ở nước Việt cách đây 3, 4 thế kỷ. Ảnh: Tượng lính hầu ở lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.Các bức tượng ở hệ thống lăng mộ Quận công thời kỳ này đông đảo về số lượng và phong phú về cách tạo hình, đặc biệt là trạng thái biểu cảm sâu sắc của những bức tượng người. Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.Điều này khẳng định dấu ấn mỹ thuật lăng mộ đã hình thành một cách mạnh mẽ và rõ nét vào thời Lê Trung Hưng, không còn khuôn mẫu giống như ở thời Trần hoặc thời Lê sơ. Ảnh: Tượng ngựa ở lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.Trải qua hàng trăm năm, dòng nghệ thuật này vẫn còn hiệu hữu một cách cụ thể, không trùng lặp về hình thức, nội dung, ý nghĩa với bất cứ loại hình nghệ thuật tượng tròn nào khác trong cả chiều dài của nền nghệ thuật tượng cổ gắn với truyền thống, dân tộc. Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.Có thể nói, nghệ thuật điêu khắc tượng ở các ngôi mộ Quận công thời Lê Trung hưng đã có những đóng góp to lớn vào việc định hình giá trị nghệ thuật điêu khắc đá trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc cổ truyền dân tộc của người Việt Nam. Ảnh: Tượng voi ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội. (Bài có tham khảo tư liệu từ Báo Thái Bình).
Ngày nay, vùng đồng bằng Bắc Bộ còn lưu giữ được nhiều lăng mộ cổ của các vị Quận công thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17-18. Hệ thống lăng mộ này được ví như bộ sưu tập những tác phẩm điêu khắc cổ quý giá của người Việt. Ảnh: Tượng ngựa và quan hầu ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.
Ngược dòng lịch sử, Quận công là một tước hiệu thời phong kiến do vua ban cho những người trong hoàng tộc hoặc người có công với đất nước. Sau khi chết họ sẽ được an táng trong những khu lăng mộ đặc thù, được xây theo quy định của chế độ phong kiến đương thời. Ảnh: Hình quan hầu trên nhà bia lăng Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.
Vào thời Lê Trung hưng, nhiều lăng mộ các vị Quận công được xây dựng hệ thống tượng người, linh thú và tượng thú được tạo tác công phu, bài trí cùng với những hiện vật thờ khác để làm tăng thêm giá trị tưởng niệm đến người đã khuất. Ảnh: Tượng voi và ngựa ở lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.
Những quần thể tượng trong lăng mộ Quận công thời này khá đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cấu trúc tạo hình như hệ thống tượng người, tượng thú và linh thú, được tạo tác chủ yếu bằng các chất liệu đá khác nhau như đá sa thạch, đá trắng, đá pha cát… Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Hệ thống tượng này được bài trí một cách chỉnh thể, thẳng hàng, đăng đối theo từng cặp qua đường linh đạo của khu mộ, thể hiện lòng thành kính và sự trang nghiêm đối với người nằm dưới mộ. Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.
Hệ thống tượng lăng mộ Quận công thời Lê Trung hưng không chỉ phản ánh tay nghề tạo tượng điêu luyện và con mắt thẩm mỹ của nghệ nhân thời bấy giờ, mà còn phản ánh nhiều điều về vũ trụ quan của người Việt đương thời. Ảnh: Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.
Cụ thể, tượng linh thú gồm nghê ngồi, lân, sấu bò, tượng thú gồm voi nằm, ngựa đứng, chó ngồi... được đặt ở vị trí đối xứng trước khu mộ với vai trò canh giữ, bảo vệ linh hồn người đã khuất. Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội.
Tượng người chia thành ba loại: Tượng quan hầu, tượng lính hầu và tượng người hầu, có các vai trò, chức năng riêng biệt, phản ánh phần nào cơ cấu xã hội ở nước Việt cách đây 3, 4 thế kỷ. Ảnh: Tượng lính hầu ở lăng Quận Vân, Thường Tín, Hà Nội.
Các bức tượng ở hệ thống lăng mộ Quận công thời kỳ này đông đảo về số lượng và phong phú về cách tạo hình, đặc biệt là trạng thái biểu cảm sâu sắc của những bức tượng người. Ảnh: Tượng quan hầu ở lăng Quận Mãn, TP Thanh Hóa.
Điều này khẳng định dấu ấn mỹ thuật lăng mộ đã hình thành một cách mạnh mẽ và rõ nét vào thời Lê Trung Hưng, không còn khuôn mẫu giống như ở thời Trần hoặc thời Lê sơ. Ảnh: Tượng ngựa ở lăng Quận Nghi, Đông Sơn, Thanh Hóa.
Trải qua hàng trăm năm, dòng nghệ thuật này vẫn còn hiệu hữu một cách cụ thể, không trùng lặp về hình thức, nội dung, ý nghĩa với bất cứ loại hình nghệ thuật tượng tròn nào khác trong cả chiều dài của nền nghệ thuật tượng cổ gắn với truyền thống, dân tộc. Ảnh: Tượng chó ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị, Hoài Đức, Hà Nội.
Có thể nói, nghệ thuật điêu khắc tượng ở các ngôi mộ Quận công thời Lê Trung hưng đã có những đóng góp to lớn vào việc định hình giá trị nghệ thuật điêu khắc đá trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc cổ truyền dân tộc của người Việt Nam. Ảnh: Tượng voi ở lăng Quận công Phạm Mẫn Trực, Hoài Đức, Hà Nội. (Bài có tham khảo tư liệu từ Báo Thái Bình).