Bảo Đại tiếp xúc với nền văn hóa Pháp từ rất sớm. Bức ảnh trên chụp khi ông còn đang là Hoàng tử Vĩnh Thụy, trong chuyến thăm tới Pháp năm 1922 cùng Vua cha Khải Định (Ảnh: T. Do Khac)Do tiếp xúc, sống và học tập cùng văn hóa phương Tây từ nhỏ, Bảo Đại trưởng thành giống với một cậu trai pháp bảnh bao hơn là một vị Vua của một nước phong kiến châu Á (Ảnh: Bettmann/CORBIS)Vị Vua cuối cùng của Việt Nam có vóc dáng cao lớn (1m82), gương mặt điển trai, lối sống phóng khoáng, phong độ, vì vậy mà có đời sống tình cảm khá phức tạp, chịu điều tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Bức ảnh này được chụp Bảo Đại trong trang phục dạ hội tại Pháp vào năm 1932 (Ảnh: Agence Mondial)Bảo Đại được biết đến là một người cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sỹ. Ông cũng yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, quý tộc thời đó như golf, tennis, bơi thuyền. (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)Bảo Đại đặc biệt thích chơi Tennis. Vì vậy sau khi về nước ông đã cho xây dựng một sân quần vợt "tiêu chuẩn quốc tế" ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công trình hiện đại được xây sau này!Vào tháng 3/1946, trên tư cách cố vấn tham dự phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh, Trung Quốc, vua Bảo Đại đã không về nước mà đến Côn Minh rồi qua Hồng Kông, chấp nhận sống cuộc đời lưu vong. Bức ảnh trên nằm trong loạt ảnh được tạp chí Time của Mỹ thực hiện vào tháng 6/1948, tại căn hộ riêng của ông ở Hồng Kông (Ảnh: Life)Vị cựu Hoàng lưu vong tiếp phóng viên trong bộ vest sáng màu chải chuốt, tay châm thuốc lá như một tay chơi sành điệu. Tại Hồng Kông, để tiện ăn chơi mà không bị chú ý, Bảo Đại đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh, tuy nhiên danh phận Đế vương của ông không thể che mắt được người thường. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn rằng muốn xem mặt Bảo Đại chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc (Ảnh: Life)Bảo Đại hướng dẫn chú cún cưng của mình thực hiện động tác bắt tay (Ảnh: Life)Bức ảnh chụp trong một chuyến công tác tới Pháp năm 1948 tại khách sạn Ritz, trung tâm Paris (Ảnh: Bettmann/CORBIS)Sau thời gian dài lưu vong ở Hồng Kông rồi Pháp, Bảo Đại về nước vào tháng 3/1949 để 4 tháng sau đó lên làm Quốc trưởng Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên. Trong hình ông đang đứng nói chuyện với viên sỹ quan Pháp khi vừa đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội vào tháng 3/1954, vẫn trong bộ âu phục chải chuốt quen thuộc cùng cặp kính râm lịch lãm (Ảnh: Life)Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời (Ảnh: Life)Một bức ảnh khác chụp trong cùng chuyến đi Hà Nội năm đó (Ảnh: Stringer/AFP)Bảo Đại chụp cùng người vợ Pháp của mình, bà Monique Baudot vào năm 1992, 5 năm trước khi ông qua đời vào năm 1997 (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)
Bảo Đại tiếp xúc với nền văn hóa Pháp từ rất sớm. Bức ảnh trên chụp khi ông còn đang là Hoàng tử Vĩnh Thụy, trong chuyến thăm tới Pháp năm 1922 cùng Vua cha Khải Định (Ảnh: T. Do Khac)
Do tiếp xúc, sống và học tập cùng văn hóa phương Tây từ nhỏ, Bảo Đại trưởng thành giống với một cậu trai pháp bảnh bao hơn là một vị Vua của một nước phong kiến châu Á (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Vị Vua cuối cùng của Việt Nam có vóc dáng cao lớn (1m82), gương mặt điển trai, lối sống phóng khoáng, phong độ, vì vậy mà có đời sống tình cảm khá phức tạp, chịu điều tiếng là mê ăn chơi, hưởng lạc. Bức ảnh này được chụp Bảo Đại trong trang phục dạ hội tại Pháp vào năm 1932 (Ảnh: Agence Mondial)
Bảo Đại được biết đến là một người cưỡi ngựa điêu luyện như một kỵ sỹ. Ông cũng yêu thích và hâm mộ nhiều môn thể thao thời thượng, quý tộc thời đó như golf, tennis, bơi thuyền. (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)
Bảo Đại đặc biệt thích chơi Tennis. Vì vậy sau khi về nước ông đã cho xây dựng một sân quần vợt "tiêu chuẩn quốc tế" ngay tại kinh thành Huế, khiến nhiều du khách hiện nay tới thăm di tích Cố đô Huế vẫn nghĩ đó là một công trình hiện đại được xây sau này!
Vào tháng 3/1946, trên tư cách cố vấn tham dự phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh, Trung Quốc, vua Bảo Đại đã không về nước mà đến Côn Minh rồi qua Hồng Kông, chấp nhận sống cuộc đời lưu vong. Bức ảnh trên nằm trong loạt ảnh được tạp chí Time của Mỹ thực hiện vào tháng 6/1948, tại căn hộ riêng của ông ở Hồng Kông (Ảnh: Life)
Vị cựu Hoàng lưu vong tiếp phóng viên trong bộ vest sáng màu chải chuốt, tay châm thuốc lá như một tay chơi sành điệu. Tại Hồng Kông, để tiện ăn chơi mà không bị chú ý, Bảo Đại đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh, tuy nhiên danh phận Đế vương của ông không thể che mắt được người thường. Dân thượng lưu Hồng Kông đồn rằng muốn xem mặt Bảo Đại chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm ở các sòng bạc (Ảnh: Life)
Bảo Đại hướng dẫn chú cún cưng của mình thực hiện động tác bắt tay (Ảnh: Life)
Bức ảnh chụp trong một chuyến công tác tới Pháp năm 1948 tại khách sạn Ritz, trung tâm Paris (Ảnh: Bettmann/CORBIS)
Sau thời gian dài lưu vong ở Hồng Kông rồi Pháp, Bảo Đại về nước vào tháng 3/1949 để 4 tháng sau đó lên làm Quốc trưởng Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên. Trong hình ông đang đứng nói chuyện với viên sỹ quan Pháp khi vừa đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội vào tháng 3/1954, vẫn trong bộ âu phục chải chuốt quen thuộc cùng cặp kính râm lịch lãm (Ảnh: Life)
Bảo Đại làm Quốc trưởng đến tháng 10/1955 thì bị Ngô Đình Diệm phế truất. Ông sau đó sang Pháp sống lưu vong tại Paris cho đến cuối đời (Ảnh: Life)
Một bức ảnh khác chụp trong cùng chuyến đi Hà Nội năm đó (Ảnh: Stringer/AFP)
Bảo Đại chụp cùng người vợ Pháp của mình, bà Monique Baudot vào năm 1992, 5 năm trước khi ông qua đời vào năm 1997 (Ảnh: Raymond Reuter/Sygma/Corbis)