Phố Thuốc Bắc là con phố dài khoảng 330 m, kéo dài từ phố Hàng Mã đến phố Hàng Thiếc ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Phần lớn phố này xưa là đất thôn Đông Thành, đoạn cuối (mạn Hàng Bồ) là thôn Nhân Nội, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương.Tên gọi phố Thuốc Bắc bắt nguồn từ việc đoạn giữa phố từ nhiều thế kỷ trước đã nổi tiếng với các hiệu thuốc Đông y Trung Hoa, mà người dân quen gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam - sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cây thuốc bản địa Việt Nam.Người bán thuốc ở khu vực này phần đông gốc từ làng Đa Ngưu, làng chuyên nghề buôn thuốc Bắc, ra Hà Nội làm ăn. Các cửa hiệu thường có quan hệ họ hàng hoặc làng xóm nên nếu không có đủ thuốc trong đơn của khách thì vẫn thường lấy lẫn của nhau mà bán, không cần nhiều vốn.Hiệu thuốc thời xưa cũng khá đơn giản: Những thúng mẹt đựng các vị thuốc sống được bày ngay xuống mặt đất từ trong nhà ra đến ngưỡng cửa; thuốc để nguyên cả cành, cả rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọc những hạt nhỏ, mùi các vị thuốc bốc ra thơm lừng cả phố...Một điều cần lưu ý là phố Thuốc Bắc xưa chỉ tương ứng với một đoạn ngắn của phố Thuốc Bắc bây giờ - đoạn từ ngã tư Hàng Vải đến ngã ba Hàng Bút.Vào thời thuộc địa, chính quyền đã gộp các đoạn phố gồm Thuốc Bắc (cũ), Hàng Bút (cũ), Hàng Vải Thâm, Hàng Áo và Hàng Khoá thành một phố thẳng dài, đặt tên là tue des Médicaments (phố Hàng Thuốc). Từ năm 1945, phố chính thức mang tên Việt là Thuốc Bắc.Trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến 1946-1947, phố Thuốc Bắc là một mặt trận kiên cường, anh dũng của quân dân thủ đô. Cùng với phố Hàng Vải, Hàng Bút, phố Thuốc Bắc hợp lại thành khu Đông Thành thuộc Liên khu I.Vào đêm 16/1/1947, tự vệ khu Đông Thành đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, bắn rơi chiếc máy bay địch đầu tiên bằng súng trường tại chính khu phố Hàng Vải, Hàng Bút và Thuốc Bắc này.Ngày nay, Thuốc Bắc vẫn là phố buôn bán tấp nập. Kiến trúc trên phố là sự pha trộn của các kiểu cũ và mới, trong đó có một số ngôi nhà mang phong cách phương Tây, xây trong nửa đầu thế kỷ 20.Nghề buôn bán thuốc Bắc của phố hầu như không còn mà đã dời sang phố Lãn Ông ở cạnh đó. Mặt hàng đặc trưng trên phố Thuốc Bắc hiện tại là đồ kim loại như khóa, dụng cụ cơ khí, két bạc, inox gia dụng...Không có các đình, đền chùa cổ kính, nhưng phố Thuốc Bắc lại có một địa điểm nổi tiếng là nhà số 87. Trong con hẻm của khu nhà này có một căn hộ nhỏ, là nơi cố họa sĩ Bùi Xuân Phái nhiều thập niên miệt mài vẽ tranh “phố Phái” – dòng tranh gắn liền với những ký ức về phố cổ Hà Nội...Một số hình ảnh khác về phố Thuốc Bắc. Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Phố Thuốc Bắc là con phố dài khoảng 330 m, kéo dài từ phố Hàng Mã đến phố Hàng Thiếc ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội. Phần lớn phố này xưa là đất thôn Đông Thành, đoạn cuối (mạn Hàng Bồ) là thôn Nhân Nội, thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương.
Tên gọi phố Thuốc Bắc bắt nguồn từ việc đoạn giữa phố từ nhiều thế kỷ trước đã nổi tiếng với các hiệu thuốc Đông y Trung Hoa, mà người dân quen gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam - sử dụng nguyên liệu chủ yếu là cây thuốc bản địa Việt Nam.
Người bán thuốc ở khu vực này phần đông gốc từ làng Đa Ngưu, làng chuyên nghề buôn thuốc Bắc, ra Hà Nội làm ăn. Các cửa hiệu thường có quan hệ họ hàng hoặc làng xóm nên nếu không có đủ thuốc trong đơn của khách thì vẫn thường lấy lẫn của nhau mà bán, không cần nhiều vốn.
Hiệu thuốc thời xưa cũng khá đơn giản: Những thúng mẹt đựng các vị thuốc sống được bày ngay xuống mặt đất từ trong nhà ra đến ngưỡng cửa; thuốc để nguyên cả cành, cả rễ chưa cắt, củ chưa thái, những gói giấy bọc những hạt nhỏ, mùi các vị thuốc bốc ra thơm lừng cả phố...
Một điều cần lưu ý là phố Thuốc Bắc xưa chỉ tương ứng với một đoạn ngắn của phố Thuốc Bắc bây giờ - đoạn từ ngã tư Hàng Vải đến ngã ba Hàng Bút.
Vào thời thuộc địa, chính quyền đã gộp các đoạn phố gồm Thuốc Bắc (cũ), Hàng Bút (cũ), Hàng Vải Thâm, Hàng Áo và Hàng Khoá thành một phố thẳng dài, đặt tên là tue des Médicaments (phố Hàng Thuốc). Từ năm 1945, phố chính thức mang tên Việt là Thuốc Bắc.
Trong giai đoạn Toàn quốc kháng chiến 1946-1947, phố Thuốc Bắc là một mặt trận kiên cường, anh dũng của quân dân thủ đô. Cùng với phố Hàng Vải, Hàng Bút, phố Thuốc Bắc hợp lại thành khu Đông Thành thuộc Liên khu I.
Vào đêm 16/1/1947, tự vệ khu Đông Thành đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, bắn rơi chiếc máy bay địch đầu tiên bằng súng trường tại chính khu phố Hàng Vải, Hàng Bút và Thuốc Bắc này.
Ngày nay, Thuốc Bắc vẫn là phố buôn bán tấp nập. Kiến trúc trên phố là sự pha trộn của các kiểu cũ và mới, trong đó có một số ngôi nhà mang phong cách phương Tây, xây trong nửa đầu thế kỷ 20.
Nghề buôn bán thuốc Bắc của phố hầu như không còn mà đã dời sang phố Lãn Ông ở cạnh đó. Mặt hàng đặc trưng trên phố Thuốc Bắc hiện tại là đồ kim loại như khóa, dụng cụ cơ khí, két bạc, inox gia dụng...
Không có các đình, đền chùa cổ kính, nhưng phố Thuốc Bắc lại có một địa điểm nổi tiếng là nhà số 87. Trong con hẻm của khu nhà này có một căn hộ nhỏ, là nơi cố họa sĩ Bùi Xuân Phái nhiều thập niên miệt mài vẽ tranh “phố Phái” – dòng tranh gắn liền với những ký ức về phố cổ Hà Nội...
Một số hình ảnh khác về phố Thuốc Bắc.
Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt nam quê hương tôi.