Tháng 12/1972, Hà Nội hứng chịu vô số đợt ném bom rải thảm của máy bay B-52 Mỹ. Nhiều công trình dân sự của đã bị hủy hoại nặng nề, trong đó có bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mô hình Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ hủy diệt năm 1972, chụp tại Bảo tàng Công binh.Theo các tư liệu lịch sử, trong những ngày mùa đông ấy, có 4 lần máy bay B-52 Mỹ ném bom xuống Bệnh viện. Trong đó, trận bom ngày 22/12 là thảm khốc nhất.Hồi ký của một nhân chứng ghi lại rằng, đêm ấy trời rét căm căm, hầu hết bác sĩ, bệnh nhân đã được sơ tán. Mỗi khoa chỉ giữ lại vài ba người để trực cấp cứu. Có khoảng 300 bệnh nhân ở dưới hầm.Khoảng 4h sáng, nghe tiếng còi báo động, rồi tiếng động cơ máy bay B-52 gầm rú, tất cả bác sĩ, bệnh nhân chui xuống hầm. Ít phút sau đó, hơn 100 quả bom trút xuống cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc.Khi tiếng còi tắt, cảnh hoang tàn chết chóc phơi bày khắp nơi. Bệnh viện Bạch Mai gần như bị san phẳng, tiếng người kêu cứu khắp nơi. Khoa Da liễu và khoa Tai Mũi Họng là những nơi bị tàn phá nặng nề nhất.Hệ thống hầm Bệnh viện Bạch Mai do người Pháp thiết kế rất vững chắc cũng không chịu nổi sức ép của bom và đổ sập. Nhiều bệnh nhân và bác sĩ bị kẹt dưới hầm. Có nạn nhân xấu số bị mảng bê tông khổng lồ đề lên cơ thể, nhân viên y tế phải tháo khớp mới đưa ra được.Tất cả những thi thể tìm thấy được đặt cạnh nhau trên cáng và chuyển xuống nhà xác để khâm liệm. Lễ khâm liệm cũng diễn ra đơn giản, chóng vánh vì lo sợ sẽ lại có những đợt đánh bom mới. Sau trận bom đó, 28 y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai hy sinh, 22 người bị thương.Các y bác sĩ đã tận dụng tất cả những gì có thể để cấp cứu những người bị thương. Với những người có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai đêm ấy, đó là đêm dài nhất và đau đớn nhất trong cuộc đời.Vượt lên đau thương mất mát, sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thời ấy hổi tưởng: "Mỗi bác sĩ là một chiến sĩ trên chiến trường. Họ luôn cố gắng làm hết sức mình để cứu chữa bệnh nhân”. Và đó chính là tinh thần đang rực cháy ngày hôm nay, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Nguồn: VTC1
Tháng 12/1972, Hà Nội hứng chịu vô số đợt ném bom rải thảm của máy bay B-52 Mỹ. Nhiều công trình dân sự của đã bị hủy hoại nặng nề, trong đó có bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mô hình Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mỹ hủy diệt năm 1972, chụp tại Bảo tàng Công binh.
Theo các tư liệu lịch sử, trong những ngày mùa đông ấy, có 4 lần máy bay B-52 Mỹ ném bom xuống Bệnh viện. Trong đó, trận bom ngày 22/12 là thảm khốc nhất.
Hồi ký của một nhân chứng ghi lại rằng, đêm ấy trời rét căm căm, hầu hết bác sĩ, bệnh nhân đã được sơ tán. Mỗi khoa chỉ giữ lại vài ba người để trực cấp cứu. Có khoảng 300 bệnh nhân ở dưới hầm.
Khoảng 4h sáng, nghe tiếng còi báo động, rồi tiếng động cơ máy bay B-52 gầm rú, tất cả bác sĩ, bệnh nhân chui xuống hầm. Ít phút sau đó, hơn 100 quả bom trút xuống cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc.
Khi tiếng còi tắt, cảnh hoang tàn chết chóc phơi bày khắp nơi. Bệnh viện Bạch Mai gần như bị san phẳng, tiếng người kêu cứu khắp nơi. Khoa Da liễu và khoa Tai Mũi Họng là những nơi bị tàn phá nặng nề nhất.
Hệ thống hầm Bệnh viện Bạch Mai do người Pháp thiết kế rất vững chắc cũng không chịu nổi sức ép của bom và đổ sập. Nhiều bệnh nhân và bác sĩ bị kẹt dưới hầm. Có nạn nhân xấu số bị mảng bê tông khổng lồ đề lên cơ thể, nhân viên y tế phải tháo khớp mới đưa ra được.
Tất cả những thi thể tìm thấy được đặt cạnh nhau trên cáng và chuyển xuống nhà xác để khâm liệm. Lễ khâm liệm cũng diễn ra đơn giản, chóng vánh vì lo sợ sẽ lại có những đợt đánh bom mới. Sau trận bom đó, 28 y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai hy sinh, 22 người bị thương.
Các y bác sĩ đã tận dụng tất cả những gì có thể để cấp cứu những người bị thương. Với những người có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai đêm ấy, đó là đêm dài nhất và đau đớn nhất trong cuộc đời.
Vượt lên đau thương mất mát, sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.
Ông Đỗ Doãn Đại, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thời ấy hổi tưởng: "Mỗi bác sĩ là một chiến sĩ trên chiến trường. Họ luôn cố gắng làm hết sức mình để cứu chữa bệnh nhân”. Và đó chính là tinh thần đang rực cháy ngày hôm nay, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Nguồn: VTC1