Lịch sử Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu vào năm 1911 - tiền thân là Nhà thương Cống Vọng được thành lập. Đây là một cơ sở y tế quy mô nhỏ, chuyên thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm.Năm 1935, trên phần đất của Nhà thương Cống Vọng, Bệnh viện René Robin được xây dựng với quy mô lớn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Sau biến cố năm 1945, Bệnh viện đổi thành Bạch Mai - tên vùng đất Bệnh viện tọa lạc.Vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện Bạch Mai là một "pháo đài" quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô. Các hoạt động y tế vẫn diễn ra khẩn trương trong điều kiện khó khăn về mọi mặt.Sau ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Bệnh viện Bạch Mai cải tạo cơ sở vật từ sự tàn phá của chiến tranh, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần tháng 12/1954 và tháng 3/1960.Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam công tác, chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lân đến thăm và động viên cán bộ nhân viên Bệnh viện.Năm 1972 là một năm bi thương của Bệnh viện Bạch Mai. Trong năm này, bốn lần máy bay B-52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, trong đó riêng trận ném bom ngày 22/12/1972 làm 30 cán bộ y tế của Bệnh viện hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.Dù bị hủy hoại nặng nề, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.Khi Hiệp định Paris đuợc ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1973, các bộ phận ở nơi sơ tán của Bệnh viện Bạch Mai mới chuyển tất cả phương tiện, máy móc trở về Hà Nội, từng bước ổn định hoạt động. Năm 1974, Bệnh viện được sửa chữa và xây dựng lại.Một đài tưởng niệm đã được xây dựng ở phía trước tòa nhà hành chính của bệnh viện để tưởng nhớ y bác sĩ hi sinh trong các vụ ném bom của Mỹ. Đây cũng là một chứng tích về sự tàn bạo đỉnh điểm trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới…Sau ngày đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế. Năm 2006, Bệnh viện được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1.900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc; 03 Viện, 08 Trung tâm; 12 Phòng/Ban chức năng; 23 Khoa Lâm sàng; 06 Khoa Cận lâm sàng... Ở nhiều lĩnh vực, cán bộ y tế của Bệnh viện có trình độ ngang các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.Phát huy truyền thống lịch sử đáng tự hào, dù hiện giờ Bệnh viện Bạch Mai bị coi là ổ dịch lây nhiễm Sars-CoV-2, bị cách ly hoàn toàn từ 28/3, nhưng điều chắc chắn rằng, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của nhân dân và đất nước trong cuộc chiến chống Covid-19.
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Nguồn: VTC1
Lịch sử Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu vào năm 1911 - tiền thân là Nhà thương Cống Vọng được thành lập. Đây là một cơ sở y tế quy mô nhỏ, chuyên thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm.
Năm 1935, trên phần đất của Nhà thương Cống Vọng, Bệnh viện René Robin được xây dựng với quy mô lớn, là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Sau biến cố năm 1945, Bệnh viện đổi thành Bạch Mai - tên vùng đất Bệnh viện tọa lạc.
Vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện Bạch Mai là một "pháo đài" quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô. Các hoạt động y tế vẫn diễn ra khẩn trương trong điều kiện khó khăn về mọi mặt.
Sau ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Bệnh viện Bạch Mai cải tạo cơ sở vật từ sự tàn phá của chiến tranh, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần tháng 12/1954 và tháng 3/1960.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam công tác, chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lân đến thăm và động viên cán bộ nhân viên Bệnh viện.
Năm 1972 là một năm bi thương của Bệnh viện Bạch Mai. Trong năm này, bốn lần máy bay B-52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, trong đó riêng trận ném bom ngày 22/12/1972 làm 30 cán bộ y tế của Bệnh viện hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.
Dù bị hủy hoại nặng nề, chỉ sau 5 ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội trong những ngày đêm sau đó.
Khi Hiệp định Paris đuợc ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1973, các bộ phận ở nơi sơ tán của Bệnh viện Bạch Mai mới chuyển tất cả phương tiện, máy móc trở về Hà Nội, từng bước ổn định hoạt động. Năm 1974, Bệnh viện được sửa chữa và xây dựng lại.
Một đài tưởng niệm đã được xây dựng ở phía trước tòa nhà hành chính của bệnh viện để tưởng nhớ y bác sĩ hi sinh trong các vụ ném bom của Mỹ. Đây cũng là một chứng tích về sự tàn bạo đỉnh điểm trong lịch sử chiến tranh bằng không quân trên thế giới…
Sau ngày đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế. Năm 2006, Bệnh viện được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.
Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1.900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc; 03 Viện, 08 Trung tâm; 12 Phòng/Ban chức năng; 23 Khoa Lâm sàng; 06 Khoa Cận lâm sàng... Ở nhiều lĩnh vực, cán bộ y tế của Bệnh viện có trình độ ngang các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Phát huy truyền thống lịch sử đáng tự hào, dù hiện giờ Bệnh viện Bạch Mai bị coi là ổ dịch lây nhiễm Sars-CoV-2, bị cách ly hoàn toàn từ 28/3, nhưng điều chắc chắn rằng, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của nhân dân và đất nước trong cuộc chiến chống Covid-19.
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Nguồn: VTC1