Máy ảnh Zorki, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng miền Nam sử dụng để chụp ảnh vùng căn cứ Tây Ninh và trận càn Junction City, 1967. Vào thời kháng chiến chống Mỹ, máy ảnh là cả gia tài, chỉ một số ít phóng viên chuyên về ảnh sở hữu. Hiện vật trong bài chụp tại Bảo tàng TP HCM.Máy ảnh hiệu Zeiss Ikon Bác Hồ tặng các phóng viên TTXVN từng vượt dãy Trường Sơn vào Nam tác nghiệp. Việc duy trì tình trạng hoạt động của chiếc máy ảnh trong điều kiện bom đạn, thời tiết nhiệt đới khắc nghiệt, thiếu thốn vật tư, linh kiện... là một kỳ tích của các nhà báo thời chiến.Máy rọi ảnh Magnifax, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng để phóng ảnh ở chiến trường Đông Nam Bộ. Nhiều phóng viên ảnh phải mang theo các hóa chất, trang thiết bị cần thiết để xử lý hình ảnh kịp thời, phục vụ nhu cầu thông tin trên chiến trường.Máy ảnh Minox dùng làm tài liệu giảng dạy cho cán bộ tình báo hoạt động ở nội thành Sài Gòn từ năm 1968 - 1975. Hoạt động trong lòng địch, nhiều nhà báo thời kháng chiến chống Mỹ còn đảm nhận nhiệm vụ tình báo, mà một trong những tên tuổi nổi bật là điêp viên Phạm Xuân ẨnMáy quay phim National, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. So với máy ảnh, việc tác nghiệp bằng máy quay trong điều kiện chiến tranh còn khó hơn bội phần, phải được thực hiện theo tổ, đội với nhiều người đảm trách các phần việc khác nhau.Máy ảnh Minolta, phóng viên Lâm Tấn Tài sử dụng trong cuộc chiến dịch Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. So với thời chiến, điều kiện tác nghiệp của nhà báo ngày nay thuận lợi hơn rất nhiều. Trước hết là về trang thiết bị, có vô số lựa chọn với giá thành phải chăng.Máy ảnh Exakta, phóng viên Lâm Tấn Tài dùng ở đường Trường Sơn và căn cứ Sài Gòn - Gia Định từ năm 1966 - 1975. Mặc dù vẫn gặp nhiều rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhà báo thời nay về cơ bản không phải đổi mặt với những tình huống cận kề cái chết như thời chiến.Băng phim, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Để có thể ghi lại những bức ảnh, thước phim chân thực về cuộc kháng chiến, nhiều phóng viên đã phải đánh đổi bằng một phần thân thể, thậm chí là cả tính mạng của mình.Máy quay phim Arriflex loại 16 mm, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể nói, nỗ lực vượt khó và những hy sinh mất mát của đội ngũ nhà báo thời kháng chiến chống Mỹ là tấm gương để nhà báo thời nay học tập và phấn đấu không ngừng...
Máy ảnh Zorki, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng miền Nam sử dụng để chụp ảnh vùng căn cứ Tây Ninh và trận càn Junction City, 1967. Vào thời kháng chiến chống Mỹ, máy ảnh là cả gia tài, chỉ một số ít phóng viên chuyên về ảnh sở hữu. Hiện vật trong bài chụp tại Bảo tàng TP HCM.
Máy ảnh hiệu Zeiss Ikon Bác Hồ tặng các phóng viên TTXVN từng vượt dãy Trường Sơn vào Nam tác nghiệp. Việc duy trì tình trạng hoạt động của chiếc máy ảnh trong điều kiện bom đạn, thời tiết nhiệt đới khắc nghiệt, thiếu thốn vật tư, linh kiện... là một kỳ tích của các nhà báo thời chiến.
Máy rọi ảnh Magnifax, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng để phóng ảnh ở chiến trường Đông Nam Bộ. Nhiều phóng viên ảnh phải mang theo các hóa chất, trang thiết bị cần thiết để xử lý hình ảnh kịp thời, phục vụ nhu cầu thông tin trên chiến trường.
Máy ảnh Minox dùng làm tài liệu giảng dạy cho cán bộ tình báo hoạt động ở nội thành Sài Gòn từ năm 1968 - 1975. Hoạt động trong lòng địch, nhiều nhà báo thời kháng chiến chống Mỹ còn đảm nhận nhiệm vụ tình báo, mà một trong những tên tuổi nổi bật là điêp viên Phạm Xuân Ẩn
Máy quay phim National, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. So với máy ảnh, việc tác nghiệp bằng máy quay trong điều kiện chiến tranh còn khó hơn bội phần, phải được thực hiện theo tổ, đội với nhiều người đảm trách các phần việc khác nhau.
Máy ảnh Minolta, phóng viên Lâm Tấn Tài sử dụng trong cuộc chiến dịch Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. So với thời chiến, điều kiện tác nghiệp của nhà báo ngày nay thuận lợi hơn rất nhiều. Trước hết là về trang thiết bị, có vô số lựa chọn với giá thành phải chăng.
Máy ảnh Exakta, phóng viên Lâm Tấn Tài dùng ở đường Trường Sơn và căn cứ Sài Gòn - Gia Định từ năm 1966 - 1975. Mặc dù vẫn gặp nhiều rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhà báo thời nay về cơ bản không phải đổi mặt với những tình huống cận kề cái chết như thời chiến.
Băng phim, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Để có thể ghi lại những bức ảnh, thước phim chân thực về cuộc kháng chiến, nhiều phóng viên đã phải đánh đổi bằng một phần thân thể, thậm chí là cả tính mạng của mình.
Máy quay phim Arriflex loại 16 mm, phóng viên TTX Giải phóng miền Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Có thể nói, nỗ lực vượt khó và những hy sinh mất mát của đội ngũ nhà báo thời kháng chiến chống Mỹ là tấm gương để nhà báo thời nay học tập và phấn đấu không ngừng...