1. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Quốc lộ 1A thuộc địa phận thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, trường Bồ Đề là một chứng tích của tội ác chiến tranh, là ký ức đau thương về sự mất mát lớn lao mà mảnh đất Quảng Trị phải gánh chịu trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt.Ngôi trường này là một cơ sở giáo dục tư thục do Hội Phật giáo Quảng Trị xây dựng năm 1959 bằng phong trào phát tâm quyên góp gạo Bồ Đề từ đạo hữu và dân chúng. Năm 1972, khi quân đội Mỹ - Thiệu đưa quân tái chiếm thị xã Quảng Trị, trường Bồ Đề trở thành một chốt chiến đấu quan trọng của quân ta.Theo ước tính, trong 81 ngày đêm tái chiếm Thành cổ Quảng Trị, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Thiệu đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima 1945. Dù bị tàn phá nặng nề, trường Bồ Đề là một trong số ít ỏi những kiến trúc đứng vững tại thị xã sau cuộc chiến.Sau ngày đất nước thống nhất, trường Bồ Đề được giữ nguyên hiện trạng đổ nát để lưu giữ như một di tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, trường là một trong những điểm du lịch văn hóa, về nguồn, nơi du khách tưởng nhớ về sự hy sinh của thế hệ cha anh ở thành cổ Quảng Trị anh hùng.2. Trên đường Nguyễn Du ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có một di tích lịch sử rất đặc biệt. Đó là phế tích của nhà thờ Tam Tòa - công trình từng được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam thời thuộc địa.Nhà thờ được xây từ năm 1886 với phong cách kiến trúc Bồ Đào Nha độc đáo, khác với phần lớn các nhà thờ được xây ở Việt Nam cùng thời kỳ. Đáng tiếc, nhà thờ đã có một số phận không mấy may mắn trong những năm tháng tồn tại của mình.Từ năm 1964-1972, không quân và hải quân Mỹ nhiều lần không kích vào Đồng Hới. Hầu hết thị xã bị san phẳng bởi bom đạn, nhà thờ Tam Tòa cũng bị hư hại. Trong trận không kích ngày 11/2/1965, nhà thờ bị một trận bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn.Sau năm 1975, thị xã Đồng Hới được tái thiết, riêng ngôi nhà thờ cổ đổ nát vẫn được giữ nguyên trạng. Đến năm 1997, phế tích của nhà thờ Tam Tòa chính thức được tỉnh Quảng Bình công nhận là một Khu Chứng tích tội ác chiến tranh.3. Phố Khâm Thiên là một trong những khu phố thương mại sầm uất bậc nhất thủ đô Hà Nội. Vào lúc 22h30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại ở Hà Nội, hàng loạt máy bay B-52 Mỹ ồ ạt bay tràn vào ném bom rải thảm xuống phố con phố này.Trong trận bom này, 17 khối phố bị bom, trong đó bốn khối bị hủy diệt hoàn toàn. Theo thống kê, hơn 300 người thiệt mạng, 226 người bị thương, 534 ngôi nhà bị xóa sổ, hệ thống điện, nhiều công trình công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hủy. Bình quân một người dân chịu 0,08 tấn bom.Ngay sau khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để cứu thương. Hoạt động tái thiết những ngày sau đó diễn ra khẩn trương. Riêng nền ba ngôi nhà liền kề số 47, 49, 51 bị san phẳng trong trận bom hủy diệt được giữ lại làm đài tưởng niệm.Quanh khuôn viên đài tưởng niệm, các mảng tường ghi dấu tích phá hoại của bom Mỹ được lưu giữ nguyên trạng, là chứng tích lịch sử ghi dấu tội ác không thể nào phai mờ. Vào năm 1979, đài tưởng niệm Khâm Thiên đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam. Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh Quốc lộ 1A thuộc địa phận thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, trường Bồ Đề là một chứng tích của tội ác chiến tranh, là ký ức đau thương về sự mất mát lớn lao mà mảnh đất Quảng Trị phải gánh chịu trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt.
Ngôi trường này là một cơ sở giáo dục tư thục do Hội Phật giáo Quảng Trị xây dựng năm 1959 bằng phong trào phát tâm quyên góp gạo Bồ Đề từ đạo hữu và dân chúng. Năm 1972, khi quân đội Mỹ - Thiệu đưa quân tái chiếm thị xã Quảng Trị, trường Bồ Đề trở thành một chốt chiến đấu quan trọng của quân ta.
Theo ước tính, trong 81 ngày đêm tái chiếm Thành cổ Quảng Trị, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Thiệu đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima 1945. Dù bị tàn phá nặng nề, trường Bồ Đề là một trong số ít ỏi những kiến trúc đứng vững tại thị xã sau cuộc chiến.
Sau ngày đất nước thống nhất, trường Bồ Đề được giữ nguyên hiện trạng đổ nát để lưu giữ như một di tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, trường là một trong những điểm du lịch văn hóa, về nguồn, nơi du khách tưởng nhớ về sự hy sinh của thế hệ cha anh ở thành cổ Quảng Trị anh hùng.
2. Trên đường Nguyễn Du ở trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có một di tích lịch sử rất đặc biệt. Đó là phế tích của nhà thờ Tam Tòa - công trình từng được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Việt Nam thời thuộc địa.
Nhà thờ được xây từ năm 1886 với phong cách kiến trúc Bồ Đào Nha độc đáo, khác với phần lớn các nhà thờ được xây ở Việt Nam cùng thời kỳ. Đáng tiếc, nhà thờ đã có một số phận không mấy may mắn trong những năm tháng tồn tại của mình.
Từ năm 1964-1972, không quân và hải quân Mỹ nhiều lần không kích vào Đồng Hới. Hầu hết thị xã bị san phẳng bởi bom đạn, nhà thờ Tam Tòa cũng bị hư hại. Trong trận không kích ngày 11/2/1965, nhà thờ bị một trận bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn.
Sau năm 1975, thị xã Đồng Hới được tái thiết, riêng ngôi nhà thờ cổ đổ nát vẫn được giữ nguyên trạng. Đến năm 1997, phế tích của nhà thờ Tam Tòa chính thức được tỉnh Quảng Bình công nhận là một Khu Chứng tích tội ác chiến tranh.
3. Phố Khâm Thiên là một trong những khu phố thương mại sầm uất bậc nhất thủ đô Hà Nội. Vào lúc 22h30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại ở Hà Nội, hàng loạt máy bay B-52 Mỹ ồ ạt bay tràn vào ném bom rải thảm xuống phố con phố này.
Trong trận bom này, 17 khối phố bị bom, trong đó bốn khối bị hủy diệt hoàn toàn. Theo thống kê, hơn 300 người thiệt mạng, 226 người bị thương, 534 ngôi nhà bị xóa sổ, hệ thống điện, nhiều công trình công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hủy. Bình quân một người dân chịu 0,08 tấn bom.
Ngay sau khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để cứu thương. Hoạt động tái thiết những ngày sau đó diễn ra khẩn trương. Riêng nền ba ngôi nhà liền kề số 47, 49, 51 bị san phẳng trong trận bom hủy diệt được giữ lại làm đài tưởng niệm.
Quanh khuôn viên đài tưởng niệm, các mảng tường ghi dấu tích phá hoại của bom Mỹ được lưu giữ nguyên trạng, là chứng tích lịch sử ghi dấu tội ác không thể nào phai mờ. Vào năm 1979, đài tưởng niệm Khâm Thiên đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.