Nam Phương Hoàng hậu (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 - 1963) là vợ Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà là ái nữ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, có cậu ruột là đại phú hào Lê Phát Đạt - người giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ thời đó. Sinh ra tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) song từ nhỏ Thị Lan đã được gia đình cho lên Sài Gòn học tập. Năm 12 tuổi, bà sang Pháp theo học trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux (Paris).Sau lần gặp đầu tiên năm 1932 khi mới từ Pháp trở về, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Thị Lan. "Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê", Bảo Đại từng viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam của mình.Ông quyết định hỏi cưới Thị Lan bất chấp khác biệt tôn giáo (Bảo Đại theo Phật giáo còn vợ theo Công giáo) và sự ngăn cản từ gia đình. Đám cưới cử hành ngày 20/3/1934 tại Điện Dưỡng Tâm (Tử Cấm Thành – Huế). Khi đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan tròn 20. Thị Lan được phong hậu ngay sau đó.Không chỉ là con nhà danh gia, có học thức cao, Thị Lan còn được nhận xét có nhan sắc hơn người. Ở tuổi 20, Nam Phương Hoàng hậu có dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát. Trong những bức hình cũ, bà thường diện trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng. Cuốn Nam Phương - Hoàng Hậu cuối cùng có viết bà rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin.Nhiều tài liệu cho rằng trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, Thị Lan đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.Trong cuốn Bảo đại - Hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang có nhắc chuyện Thị Lan mới nhập học ở Pháp đã có một ông thầy tướng số người Tàu coi tướng. Người này nói rằng bà là người phúc hậu, cổ có ba ngấn dù một mắt hơi lé, nhưng lại thuộc quý tướng, ngày sau sẽ trở nên phú quý giàu sang bậc nhất. Bước chân vào hoàng tộc, Nam Phương Hoàng hậu ngày càng có nét quý phái, phong thái của bậc mẫu nghi thiên hạ.Lý giải về cái tên Nam Phương dành cho Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại có viết: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới là Nam Phương, có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế".Với nhan sắc hơn người, thời điểm đó, hoàng hậu luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho các nhiếp ảnh gia từ trong nước đến quốc tế. Có lẽ vì thế, ngày nay người ta còn lưu lại nhiều hình ảnh của bà.Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thăng. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương Hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.
Nam Phương Hoàng hậu (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 - 1963) là vợ Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà là ái nữ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, có cậu ruột là đại phú hào Lê Phát Đạt - người giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ thời đó. Sinh ra tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) song từ nhỏ Thị Lan đã được gia đình cho lên Sài Gòn học tập. Năm 12 tuổi, bà sang Pháp theo học trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux (Paris).
Sau lần gặp đầu tiên năm 1932 khi mới từ Pháp trở về, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Thị Lan. "Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê", Bảo Đại từng viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam của mình.
Ông quyết định hỏi cưới Thị Lan bất chấp khác biệt tôn giáo (Bảo Đại theo Phật giáo còn vợ theo Công giáo) và sự ngăn cản từ gia đình. Đám cưới cử hành ngày 20/3/1934 tại Điện Dưỡng Tâm (Tử Cấm Thành – Huế). Khi đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan tròn 20. Thị Lan được phong hậu ngay sau đó.
Không chỉ là con nhà danh gia, có học thức cao, Thị Lan còn được nhận xét có nhan sắc hơn người. Ở tuổi 20, Nam Phương Hoàng hậu có dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát. Trong những bức hình cũ, bà thường diện trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng. Cuốn Nam Phương - Hoàng Hậu cuối cùng có viết bà rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin.
Nhiều tài liệu cho rằng trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, Thị Lan đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.
Trong cuốn Bảo đại - Hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang có nhắc chuyện Thị Lan mới nhập học ở Pháp đã có một ông thầy tướng số người Tàu coi tướng. Người này nói rằng bà là người phúc hậu, cổ có ba ngấn dù một mắt hơi lé, nhưng lại thuộc quý tướng, ngày sau sẽ trở nên phú quý giàu sang bậc nhất. Bước chân vào hoàng tộc, Nam Phương Hoàng hậu ngày càng có nét quý phái, phong thái của bậc mẫu nghi thiên hạ.
Lý giải về cái tên Nam Phương dành cho Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại có viết: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới là Nam Phương, có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế".
Với nhan sắc hơn người, thời điểm đó, hoàng hậu luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho các nhiếp ảnh gia từ trong nước đến quốc tế. Có lẽ vì thế, ngày nay người ta còn lưu lại nhiều hình ảnh của bà.
Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thăng. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương Hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.