Ái Tân Giác La là họ của hoàng tộc nhà Thanh. Ban đầu, "Ái Tân" là tên một gia tộc và "Giác La" là họ. Trước khi thành lập nhà Hậu Kim, Ái Tân Giác La là một gia tộc nhỏ gồm Nỗ Nhĩ Cáp Xích và 22 người con trai.Sau khi thành lập triều đại Hậu Kim và một thời gian sau đổi thành nhà Thanh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã chỉ định Ái Tân Giác La là họ dành riêng cho dòng dõi của mình.Vì vậy, hậu duệ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều dùng họ Ái Tân Giác La. Trải qua 12 đời vua nhà Thanh, số lượng con cháu hoàng tộc nhà Thanh tăng nhanh.Trong đó, vào thời vua Khang Hi, con số này là khoảng 490. Khi nhà Thanh sụp đổ, hơn 20.000 con cháu hoàng tộc nhà Thanh mang họ Ái Tân Giác La.Vào ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ đã ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới.Theo đó, vua Phổ Nghi buộc phải thoái vị và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sự kiện này đặt dấu chấm hết cho nhà Thanh.Sau khi nhà Thanh diệt vong, để tránh hiểm họa khôn lường do thay đổi thời cuộc và hòa nhập với cuộc sống ở thời đại mới, hơn 20.000 con cháu dòng họ Ái Tân Giác La quyết định đổi họ.Trong đó, nhiều hậu duệ đổi đổi họ Ái Tân Giác La thành “Kim”. Điều này xuất phát từ việc “Ái Tân Giác La” vốn là văn tự tiếng Mãn và khi được chuyển nghĩa theo tiếng Hán có thể hiểu là “vàng” (kim).Ngoài họ Kim, con cháu hoàng tộc nhà Thanh đổi sang các họ khác bao gồm: “Bác”, “Dục”, “Khải”...Tương tự như con cháu họ Ái Tân Giác La, quý tộc Bát Kỳ Mãn Châu cũng đổi họ. Ví dụ như Hách Xá Lý thị đổi thành họ “Hách” hoặc “Hà”, Nữu Hỗ Lộc thị đổi thành họ “Lang” hoặc “Nữu”, Đông Giai thị đổi thành “Đông”...Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Ái Tân Giác La là họ của hoàng tộc nhà Thanh. Ban đầu, "Ái Tân" là tên một gia tộc và "Giác La" là họ. Trước khi thành lập nhà Hậu Kim, Ái Tân Giác La là một gia tộc nhỏ gồm Nỗ Nhĩ Cáp Xích và 22 người con trai.
Sau khi thành lập triều đại Hậu Kim và một thời gian sau đổi thành nhà Thanh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã chỉ định Ái Tân Giác La là họ dành riêng cho dòng dõi của mình.
Vì vậy, hậu duệ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều dùng họ Ái Tân Giác La. Trải qua 12 đời vua nhà Thanh, số lượng con cháu hoàng tộc nhà Thanh tăng nhanh.
Trong đó, vào thời vua Khang Hi, con số này là khoảng 490. Khi nhà Thanh sụp đổ, hơn 20.000 con cháu hoàng tộc nhà Thanh mang họ Ái Tân Giác La.
Vào ngày 12/2/1912, Thái hậu Long Dụ đã ký vào "Thanh đế thoái vị chiếu thư" theo một thỏa thuận giữa triều đình với chính quyền Dân quốc mới.
Theo đó, vua Phổ Nghi buộc phải thoái vị và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sự kiện này đặt dấu chấm hết cho nhà Thanh.
Sau khi nhà Thanh diệt vong, để tránh hiểm họa khôn lường do thay đổi thời cuộc và hòa nhập với cuộc sống ở thời đại mới, hơn 20.000 con cháu dòng họ Ái Tân Giác La quyết định đổi họ.
Trong đó, nhiều hậu duệ đổi đổi họ Ái Tân Giác La thành “Kim”. Điều này xuất phát từ việc “Ái Tân Giác La” vốn là văn tự tiếng Mãn và khi được chuyển nghĩa theo tiếng Hán có thể hiểu là “vàng” (kim).
Ngoài họ Kim, con cháu hoàng tộc nhà Thanh đổi sang các họ khác bao gồm: “Bác”, “Dục”, “Khải”...
Tương tự như con cháu họ Ái Tân Giác La, quý tộc Bát Kỳ Mãn Châu cũng đổi họ. Ví dụ như Hách Xá Lý thị đổi thành họ “Hách” hoặc “Hà”, Nữu Hỗ Lộc thị đổi thành họ “Lang” hoặc “Nữu”, Đông Giai thị đổi thành “Đông”...
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.