Cách đây hơn một thế kỷ, hoa thủy tiên là loại hoa Tết dành cho người có tiền, vì giống hoa này khá đắt đỏ và mất nhiều thời gian chăm sóc. Chỉ những người thực sự có điều kiện mới có thể sắm tới vài chậu thủy tiên để chơi vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Blog Cây Cảnh.Dù giàu hay nghèo thì người gia đình người Việt nào cũng phải có cành đào, cây mai trong nhà ngày Tết. Khác biệt là ở chỗ nhiều người giàu sẽ chơi các loại đào thế, mai thế lâu năm, được tạo dáng cầu kỳ, chứ không chọn hàng bình dân. Ảnh: Nhà vườn Hiệp Vụ.Với phụ nữ nhà giàu, Tết là dịp để mua sắm các món đồ trang sức bằng vàng bạc. Với những người đã mua từ những năm trước, họ sẽ mang đồ trang sức đi đánh bóng lại để đeo vào dịp này. Ảnh: SJC.Câu đối hoặc tranh thư pháp được viết bởi những ông đồ có tiếng tăm là thứ mà nhiều người giàu xưa rất muốn có trong dịp Tết. Đôi khi có tiền chưa chắc đã mua được, mà phải có mối quan hệ thân tình với thầy đồ thì mới xin được chữ. Ảnh: Thế giới thư pháp. Ảnh: YouTube.Đãi khách bằng các loại đồ ăn thức uống nhập ngoại như rượu vang Pháp, dăm bông, xúc xích... kiểu Tây là cách để thể hiện đẳng cấp của không ít gia đình giàu có ở Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh: Weight Sentinel.Tranh Tết phố Hàng Trống ở Hà Nội nổi tiếng với vẻ đẹp tinh xảo. Những bức tranh này được chế tác cầu kỳ, nhiều bức được chạm vàng hay bạc dát mỏng. Đây là vật trang trí không thể thiếu trong ngày Tết của những gia đình khá giả ở Hà Nội xưa.Nếu các gia đình bình dân phải lo lắng cho cái ăn, cái mặc trong ngày Tết thì tầng lớp giàu có sẵn sàng chi tiến để mua sắm các nội thất xa xỉ trang hoàng cho ngôi nhà. Đó có thể là những vật dụng truyền thống như tượng thờ, bình hoa... hay các vật dụng kiểu Tây như máy hát, đồng hồ, đèn chùm... Ảnh: Ian Burton Antique Clocks.Những người có học thức trong xã hội Việt thời xưa còn đi mua giấy hoa tiên (giấy viết thư in hoa), loại giấy cao cấp bậc nhất trong các loại giấy, để ngày đầu năm khai bút. Ảnh: Thế giới thư pháp.Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
Cách đây hơn một thế kỷ, hoa thủy tiên là loại hoa Tết dành cho người có tiền, vì giống hoa này khá đắt đỏ và mất nhiều thời gian chăm sóc. Chỉ những người thực sự có điều kiện mới có thể sắm tới vài chậu thủy tiên để chơi vào dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Blog Cây Cảnh.
Dù giàu hay nghèo thì người gia đình người Việt nào cũng phải có cành đào, cây mai trong nhà ngày Tết. Khác biệt là ở chỗ nhiều người giàu sẽ chơi các loại đào thế, mai thế lâu năm, được tạo dáng cầu kỳ, chứ không chọn hàng bình dân. Ảnh: Nhà vườn Hiệp Vụ.
Với phụ nữ nhà giàu, Tết là dịp để mua sắm các món đồ trang sức bằng vàng bạc. Với những người đã mua từ những năm trước, họ sẽ mang đồ trang sức đi đánh bóng lại để đeo vào dịp này. Ảnh: SJC.
Câu đối hoặc tranh thư pháp được viết bởi những ông đồ có tiếng tăm là thứ mà nhiều người giàu xưa rất muốn có trong dịp Tết. Đôi khi có tiền chưa chắc đã mua được, mà phải có mối quan hệ thân tình với thầy đồ thì mới xin được chữ. Ảnh: Thế giới thư pháp. Ảnh: YouTube.
Đãi khách bằng các loại đồ ăn thức uống nhập ngoại như rượu vang Pháp, dăm bông, xúc xích... kiểu Tây là cách để thể hiện đẳng cấp của không ít gia đình giàu có ở Việt Nam thời thuộc địa. Ảnh: Weight Sentinel.
Tranh Tết phố Hàng Trống ở Hà Nội nổi tiếng với vẻ đẹp tinh xảo. Những bức tranh này được chế tác cầu kỳ, nhiều bức được chạm vàng hay bạc dát mỏng. Đây là vật trang trí không thể thiếu trong ngày Tết của những gia đình khá giả ở Hà Nội xưa.
Nếu các gia đình bình dân phải lo lắng cho cái ăn, cái mặc trong ngày Tết thì tầng lớp giàu có sẵn sàng chi tiến để mua sắm các nội thất xa xỉ trang hoàng cho ngôi nhà. Đó có thể là những vật dụng truyền thống như tượng thờ, bình hoa... hay các vật dụng kiểu Tây như máy hát, đồng hồ, đèn chùm... Ảnh: Ian Burton Antique Clocks.
Những người có học thức trong xã hội Việt thời xưa còn đi mua giấy hoa tiên (giấy viết thư in hoa), loại giấy cao cấp bậc nhất trong các loại giấy, để ngày đầu năm khai bút. Ảnh: Thế giới thư pháp.
Xem clip: Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.