Sau khi Tào Tháo bình định Viên Thiệu, triều đình Đông Hán dần dần hình thành 2 phe: Hán thần (những người trung thành với Hán thất) và Ngụy thần (những người chỉ ủng hộ Tào Tháo).
Nhiều thuộc hạ thân tín của Tào Tháo trở thành Ngụy thần với mong muốn sẽ là khai quốc công thần khi ông xưng đế.
Về phần Tuân Úc, mặc dù là một nhân vật cốt cán trong hàng ngũ của tập đoàn chính trị Tào Ngụy từ những ngày đầu, thế nhưng thay vì làm một Ngụy thần, thế nhưng ông lại lựa chọn trở thành một trung thần của nhà Hán.
Từ sau khi thế lực của Tào Tháo càng lúc càng trở nên lớn mạnh, Hán Hiến Đế cũng như tôn thất nhà Hán dần trở nên không có quyền hành.
|
Ảnh minh họa. |
Năm 212, Tào Tháo khi ấy đã làm tới chức Thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng vẫn có mưu đồ muốn thăng lên tước Công, được ban Cửu tích, lấy Ký Châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán.
Trước dự tính này, ông đã cho mưu sĩ Đổng Chiêu đi dò ý Tuân Úc. Tuy nhiên Tuân Úc không đồng tình và cho rằng:
"Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công".
Mặc dù sau đó Tào Tháo đã tạm hoãn kế hoạch nói trên, thế nhưng vị quân chủ ấy vẫn âm thầm đem lòng bất mãn đối với Tuân Úc.
Cái chết bí ẩn của Tuân Úc
Tào Tháo và Tuân Úc xảy ra mâu thuẫn do việc xưng hiệu. Tuân Úc cho rằng mình dành nhiều năm theo đuổi sự nghiệp, giúp Tào Tháo vì thấy Tào Tháo là anh hùng dẹp loạn để giúp nhà Hán, chứ không phải vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo.
Cụ thể, năm 212, Tào Tháo đã làm thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng muốn thăng lên tước công, được gia phong Cửu tích và lấy Ký châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ nhà Hán. Tào Tháo sai mưu sĩ Đổng Chiêu đi bàn kín việc này với Tuân Úc, vì ông là tham mưu số một của Tào Tháo và địa vị, uy tín lớn trong triều đình nhà Hán.
Tuy nhiên, Tuân Úc không đồng tình. Ông nói với Đổng Chiêu: “Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công”.
Theo ý kiến của các sử gia, Đổng Chiêu theo lệnh của Tào Tháo đến thăm dò ý kiến của Tuân Úc về việc này là muốn nhờ ông đứng ra mở đường dư luận cho Tháo tiến phong. Nhưng Tuân Úc lại cố ý không biết rằng đó là bản ý của Tào Tháo mà chỉ là ý của riêng Đổng Chiêu. Ông muốn qua Đổng Chiêu chuyển đến Tào Tháo ý kiến của mình đồng thời ngăn ý định trợ giúp Tào Tháo xưng hiệu của Đổng Chiêu.
Cũng vì sự việc này mà Tào Tháo dù rất bực Tuân Úc nhưng cũng phải tạm hoãn lại việc xưng. Và kể từ đó, Tháo không còn coi Úc là “tay chân” thân tín của mình như xưa nữa. Bằng chứng là Năm 212, trước khi nam chinh đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, Tào Tháo không để Tuân Úc trấn thủ Hứa Xương nữa mà dâng biểu lên Hán Hiến Đế lệnh Úc ra lĩnh quân ở huyện Tiêu.
Cho tới nay, có hai hướng lý giải về cái chết bí ẩn của Tuân Úc. Sử gia Trần Thọ trong Tam Quốc chí chép Tuân Úc vì quá lo lắng mà chết. Tôn Thịnh trong Ngụy thị xuân thu lại cho rằng: Tào Tháo gửi hộp thức ăn cho Tuân Úc nhưng khi ông mở ra thì trong hộp không có gì; Tuân Úc cho rằng Tào Tháo muốn giết mình bèn tự sát. Tam Quốc diễn Nghĩa của La Quán Trung cũng dùng “thuyết của Tôn Thịnh” để miêu tả về cái chết của Tuân Úc.