Nguyễn Nhạc (1743 – 1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc cùng hai người em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được sử sách gọi là Tây Sơn Tam Kiệt.Thái đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc quê ấp Tây Sơn Thượng, huyện An Khê (nay thuộc huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định.Ở điểm xuất phát, Nguyễn Nhạc là linh hồn của Tây Sơn, là người có công đầu trong quá trình chuẩn bị, lãnh tụ tối cao trong những cuộc chiến đấu đầu tiên.Các nhà sử học chia khởi nghĩa Tây Sơn thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1771 - 1786 là giai đoạn mở đầu đặt nền móng do Nguyễn Nhạc làm chủ soái.Năm Tân Mão 1771 lực lượng nghĩa quân do ông lãnh đạo dấy lên từ đất Tây Sơn, chiếm ra đến Quảng Nam và quét sạch quân chúa Nguyễn ở khu vực phía Nam Bình Định. Tiếng tăm ông vang dậy toàn quốc, nên chúa Trịnh phong ông làm Quảng Nam trấn thủ Tuyên kí đại sứ, cung Quận Công.Năm 1776, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tiến quân về phía Nam theo lệnh của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc... Như vậy có thể thấy, những chiến công giai đoạn đầu của vương triều Tây Sơn gắn với vai trò chỉ huy của Nguyễn Nhạc.Tháng 4 năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi hoàng đế, ông trở nên cầu an hưởng lạc, giảm sút ý chí chiến đấu.Từ đó Nguyễn Huệ và Nguyễn Huệ bất hòa, Nguyễn Huệ đem quân vây đánh thành Quy Nhơn, ông phải gọi tình ruột thịt, Nguyễn Huệ động lòng mới cho quân rút quân về Thuận Hóa. Từ đó lực lượng của ông chỉ ở khu vực phía Nam Quảng Nam rồi ngày càng suy yếu.Sau trận công thành năm 1787 của Nguyễn Huệ, ông càng ngày càng “buồn rầu và xấu hổ” đến tháng 12/1793, thì qua đời (có sách chép ông bị đầu độc) hưởng dương 56 tuổi.Dù cuộc đời ông còn nhiều tranh luận, tuy nhiên, những chiến công phi thường và cống hiến cho sự nghiệp nhà Tây Sơn là không thể phủ nhận. Công trạng của ông được người dân ghi nhớ qua huyền thoại tuấn mã trung thành.Tương truyền, Nguyễn Nhạc có một con tuấn mã lông trắng gắn bó với ông trong suốt cả cuộc trường chinh. Khi ông mất, bạch mã xổng chuồng, chạy thẳng một mạch về Tây Sơn cất tiếng hí não nề. Chủ được dân yêu quý tôn làm thần, ngựa quý cũng được dân tôn làm thần Bạch Mã.Khi triều Nguyễn được dựng lên, một cuộc trả thù tàn bạo đối với Tây Sơn đã được tiến hành. Mộ của Nguyễn Nhạc bị đào lên, thần Bạch Mã đến Núi Ngang, cất tiếng hí bi ai rồi đi thẳng vào rừng xanh.Năm 1885, đất Tây Sơn lại sôi động bởi một phong trào yêu nước. Lãnh tụ của phong trào này là Mai Xuân Thưởng. Trong ngày ông kêu gọi nhân dân vùng dậy chống Pháp, thần Bạch Mã lại xuất hiện và hí vang.Người dân cho rằng, thần Bạch Mã hí vang như là để chào đón cuộc gặp gỡ khí phách của hai thế hệ ngoan cường của vùng đất hiển hách này.Mời độc giả xem video: Tàu chở dầu Iran trúng tên lửa. Nguồn: THDT.
Nguyễn Nhạc (1743 – 1793) hay còn gọi là Nguyễn Văn Nhạc cùng hai người em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ được sử sách gọi là Tây Sơn Tam Kiệt.
Thái đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc quê ấp Tây Sơn Thượng, huyện An Khê (nay thuộc huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định.
Ở điểm xuất phát, Nguyễn Nhạc là linh hồn của Tây Sơn, là người có công đầu trong quá trình chuẩn bị, lãnh tụ tối cao trong những cuộc chiến đấu đầu tiên.
Các nhà sử học chia khởi nghĩa Tây Sơn thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1771 - 1786 là giai đoạn mở đầu đặt nền móng do Nguyễn Nhạc làm chủ soái.
Năm Tân Mão 1771 lực lượng nghĩa quân do ông lãnh đạo dấy lên từ đất Tây Sơn, chiếm ra đến Quảng Nam và quét sạch quân chúa Nguyễn ở khu vực phía Nam Bình Định. Tiếng tăm ông vang dậy toàn quốc, nên chúa Trịnh phong ông làm Quảng Nam trấn thủ Tuyên kí đại sứ, cung Quận Công.
Năm 1776, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tiến quân về phía Nam theo lệnh của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc... Như vậy có thể thấy, những chiến công giai đoạn đầu của vương triều Tây Sơn gắn với vai trò chỉ huy của Nguyễn Nhạc.
Tháng 4 năm Đinh Mùi (1787) Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức. Tuy nhiên, sau khi lên ngôi hoàng đế, ông trở nên cầu an hưởng lạc, giảm sút ý chí chiến đấu.
Từ đó Nguyễn Huệ và Nguyễn Huệ bất hòa, Nguyễn Huệ đem quân vây đánh thành Quy Nhơn, ông phải gọi tình ruột thịt, Nguyễn Huệ động lòng mới cho quân rút quân về Thuận Hóa. Từ đó lực lượng của ông chỉ ở khu vực phía Nam Quảng Nam rồi ngày càng suy yếu.
Sau trận công thành năm 1787 của Nguyễn Huệ, ông càng ngày càng “buồn rầu và xấu hổ” đến tháng 12/1793, thì qua đời (có sách chép ông bị đầu độc) hưởng dương 56 tuổi.
Dù cuộc đời ông còn nhiều tranh luận, tuy nhiên, những chiến công phi thường và cống hiến cho sự nghiệp nhà Tây Sơn là không thể phủ nhận. Công trạng của ông được người dân ghi nhớ qua huyền thoại tuấn mã trung thành.
Tương truyền, Nguyễn Nhạc có một con tuấn mã lông trắng gắn bó với ông trong suốt cả cuộc trường chinh. Khi ông mất, bạch mã xổng chuồng, chạy thẳng một mạch về Tây Sơn cất tiếng hí não nề. Chủ được dân yêu quý tôn làm thần, ngựa quý cũng được dân tôn làm thần Bạch Mã.
Khi triều Nguyễn được dựng lên, một cuộc trả thù tàn bạo đối với Tây Sơn đã được tiến hành. Mộ của Nguyễn Nhạc bị đào lên, thần Bạch Mã đến Núi Ngang, cất tiếng hí bi ai rồi đi thẳng vào rừng xanh.
Năm 1885, đất Tây Sơn lại sôi động bởi một phong trào yêu nước. Lãnh tụ của phong trào này là Mai Xuân Thưởng. Trong ngày ông kêu gọi nhân dân vùng dậy chống Pháp, thần Bạch Mã lại xuất hiện và hí vang.
Người dân cho rằng, thần Bạch Mã hí vang như là để chào đón cuộc gặp gỡ khí phách của hai thế hệ ngoan cường của vùng đất hiển hách này.
Mời độc giả xem video: Tàu chở dầu Iran trúng tên lửa. Nguồn: THDT.