Trong cuốn Địa chí Bình Định, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc (không rõ năm sinh, năm mất) là người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn (nay là xã Phước Sơn, H.Tuy Phước, Bình Định).Tương truyền, Nguyễn Văn Lộc thuở nhỏ nhà nghèo, đi chăn trâu ở đợ cho một phú hộ. Vì ham chơi nên để trâu ăn lúa, sợ bị đánh mắng, nên ông bỏ nhà ra đi.Trong thời gian lang bạt, ông được một người thầy truyền dạy võ nghệ nên am hiểu binh pháp. Khi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn, ông là một trong 7 hổ tướng.Nhờ thông minh, võ nghệ tinh thông, tướng Nguyễn Văn Lộc rất nhanh đã được phong làm hữu đô đốc theo Nguyễn Nhạc tấn công thành Quy Nhơn. Cuối năm 1773, lại cùng các tướng khác của nhà Tây Sơn vào đánh chiếm ba phủ Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận.
Năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Văn Lộc được thăng chức Thủy sư đô đốc theo Nguyễn Huệ đánh Thuận Hóa do Phạm Ngô Cầu trấn thủ. Khi xung trận, Nguyễn Văn Lộc một mình một ngựa xông vào phá cửa thành, xông thẳng vào dinh trấn thủ, bắt sống tướng giặc.
Thành Phú Xuân vừa hạ xong, Nguyễn Văn Lộc lại lên ngựa cùng các tướng tiến quân đánh các doanh trại thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. Sau đó, ông ở lại giữ thành Phú Xuân để Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà diệt chúa Trịnh.
Khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra bắc diệt quân Thanh, Nguyễn Văn Lộc được phong Đại đô đốc chỉ huy cánh quân phía tả, chặn đường rút lui của địch. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín để lo chạy thoát thân.
Khi vua Quang Trung mất, nhà Tây Sơn suy yếu, nhưng tướng Nguyễn Văn Lộc vẫn một lòng trung thành. Năm 1800, ông kéo binh cùng tướng lĩnh nhà Tây Sơn vào cứu Quy Nhơn. Vốn biết rõ địa thế của Quảng Nghĩa (Ngãi), Nguyễn Văn Lộc hiến kế chia quân làm ba đạo nhờ vậy mà chiếm lại thành Quy Nhơn.
Theo cuốn Danh tướng Việt Nam tập ba, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là người đã tổ chức đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh ở ngay trên đất làng Kỳ Sơn quê hương ông. Ông cũng giành nhiều thắng lợi trong những lần giao tranh với đội quân của Nguyễn Ánh.
Tuy nhiên, khi nghe tin vua Cảnh Thịnh bị bắt, Nguyễn Văn Lộc tự động giải tán quân sĩ, một mình lên núi Kỳ Sơn ẩn náu, nuôi chí khôi phục nhà Tây Sơn.
Theo Võ nhân Bình Định: Trong lần đàm đạo tướng Nguyễn Quang Huy, một cựu tướng khác của nhà Tây Sơn cũng đang ẩn náu, Nguyễn Văn Lộc tâm sự: “Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như võ, còn khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại cùng lo việc phục hưng”.Sau khi nghe tướng Huy đáp “Nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta tận trung với ai...”, Nguyễn Văn Lộc thấy đúng, không còn ý định phục hưng nhà Tây Sơn nữa. Cũng từ ấy không ai trông thấy ông.Mời độc giả xem video:Mít không hạt Ba Láng. Nguồn: THDT.
Trong cuốn Địa chí Bình Định, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc (không rõ năm sinh, năm mất) là người làng Kỳ Sơn, huyện Tuy Viễn (nay là xã Phước Sơn, H.Tuy Phước, Bình Định).
Tương truyền, Nguyễn Văn Lộc thuở nhỏ nhà nghèo, đi chăn trâu ở đợ cho một phú hộ. Vì ham chơi nên để trâu ăn lúa, sợ bị đánh mắng, nên ông bỏ nhà ra đi.
Trong thời gian lang bạt, ông được một người thầy truyền dạy võ nghệ nên am hiểu binh pháp. Khi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn, ông là một trong 7 hổ tướng.
Nhờ thông minh, võ nghệ tinh thông, tướng Nguyễn Văn Lộc rất nhanh đã được phong làm hữu đô đốc theo Nguyễn Nhạc tấn công thành Quy Nhơn. Cuối năm 1773, lại cùng các tướng khác của nhà Tây Sơn vào đánh chiếm ba phủ Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận.
Năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Văn Lộc được thăng chức Thủy sư đô đốc theo Nguyễn Huệ đánh Thuận Hóa do Phạm Ngô Cầu trấn thủ. Khi xung trận, Nguyễn Văn Lộc một mình một ngựa xông vào phá cửa thành, xông thẳng vào dinh trấn thủ, bắt sống tướng giặc.
Thành Phú Xuân vừa hạ xong, Nguyễn Văn Lộc lại lên ngựa cùng các tướng tiến quân đánh các doanh trại thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. Sau đó, ông ở lại giữ thành Phú Xuân để Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà diệt chúa Trịnh.
Khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra bắc diệt quân Thanh, Nguyễn Văn Lộc được phong Đại đô đốc chỉ huy cánh quân phía tả, chặn đường rút lui của địch. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín để lo chạy thoát thân.
Khi vua Quang Trung mất, nhà Tây Sơn suy yếu, nhưng tướng Nguyễn Văn Lộc vẫn một lòng trung thành. Năm 1800, ông kéo binh cùng tướng lĩnh nhà Tây Sơn vào cứu Quy Nhơn. Vốn biết rõ địa thế của Quảng Nghĩa (Ngãi), Nguyễn Văn Lộc hiến kế chia quân làm ba đạo nhờ vậy mà chiếm lại thành Quy Nhơn.
Theo cuốn Danh tướng Việt Nam tập ba, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là người đã tổ chức đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh ở ngay trên đất làng Kỳ Sơn quê hương ông. Ông cũng giành nhiều thắng lợi trong những lần giao tranh với đội quân của Nguyễn Ánh.
Tuy nhiên, khi nghe tin vua Cảnh Thịnh bị bắt, Nguyễn Văn Lộc tự động giải tán quân sĩ, một mình lên núi Kỳ Sơn ẩn náu, nuôi chí khôi phục nhà Tây Sơn.
Theo Võ nhân Bình Định: Trong lần đàm đạo tướng Nguyễn Quang Huy, một cựu tướng khác của nhà Tây Sơn cũng đang ẩn náu, Nguyễn Văn Lộc tâm sự: “Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như võ, còn khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại cùng lo việc phục hưng”.
Sau khi nghe tướng Huy đáp “Nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta tận trung với ai...”, Nguyễn Văn Lộc thấy đúng, không còn ý định phục hưng nhà Tây Sơn nữa. Cũng từ ấy không ai trông thấy ông.
Mời độc giả xem video:Mít không hạt Ba Láng. Nguồn: THDT.