Giống như nhiều đảo ở Địa Trung Hải, đảo Síp là nơi sinh sống của loài hà mã lùn và voi lùn sau kỷ Băng hà cuối cùng. Nghiên cứu mới của các chuyên gia chỉ ra, một quần thể nhỏ người dân thời Đồ đá đã săn bắt quá mức khiến những loài động vật này trên đảo Síp tuyệt chủng. Ảnh: George Lyras/Wikimedia Commons.Trước đó, trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh vật học tin rằng, sự tuyệt chủng của hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp không liên quan đến con người. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.Thế nhưng, trong nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học cho hay những thợ săn thời Đồ đá đóng vai trò quan trọng trong việc khiến hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp tuyệt chủng. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.Nhóm chuyên gia phát hiện những bằng chứng cho thấy hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp có kích thước tương đương con lợn rừng. Chúng gia tăng số lượng lớn ở đảo Síp cũng như các đảo khác tại Địa Trung Hải. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.Mọi chuyện thay đổi khi con người đặt chân đến đảo Síp vào khoảng 14.000 năm trước. Kể từ đó, dân số trên đảo tăng lên vài nghìn người - đủ để "xóa sổ" loài hà mã lùn và voi lùn. Ảnh: Manoj Shah/Stone/Getty Images."Chúng tôi phát hiện rằng, ngay cả một quần thể dân cư gồm khoảng 3.000 - 7.000 người cũng có thể dễ dàng đẩy loài hà mã lùn và voi lùn đến bờ vực tuyệt chủng. Mô hình của chúng tôi cho thấy quá trình này sẽ mất chưa đến 1.000 năm. Dự đoán này khớp với trình tự tuyệt chủng được suy ra từ hồ sơ cổ sinh vật học", nhóm nghiên cứu cho hay. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.Theo nhóm nghiên cứu, sự kiện tuyệt chủng không chỉ xảy ra ở đảo Síp mà còn ở hầu hết các hòn đảo ở Địa Trung Hải, thậm chí tại những vùng đất rộng lớn hơn như Australia. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.
Giống như nhiều đảo ở Địa Trung Hải, đảo Síp là nơi sinh sống của loài hà mã lùn và voi lùn sau kỷ Băng hà cuối cùng. Nghiên cứu mới của các chuyên gia chỉ ra, một quần thể nhỏ người dân thời Đồ đá đã săn bắt quá mức khiến những loài động vật này trên đảo Síp tuyệt chủng. Ảnh: George Lyras/Wikimedia Commons.
Trước đó, trong một thời gian dài, các nhà cổ sinh vật học tin rằng, sự tuyệt chủng của hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp không liên quan đến con người. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.
Thế nhưng, trong nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học cho hay những thợ săn thời Đồ đá đóng vai trò quan trọng trong việc khiến hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp tuyệt chủng. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.
Nhóm chuyên gia phát hiện những bằng chứng cho thấy hà mã lùn và voi lùn trên đảo Síp có kích thước tương đương con lợn rừng. Chúng gia tăng số lượng lớn ở đảo Síp cũng như các đảo khác tại Địa Trung Hải. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.
Mọi chuyện thay đổi khi con người đặt chân đến đảo Síp vào khoảng 14.000 năm trước. Kể từ đó, dân số trên đảo tăng lên vài nghìn người - đủ để "xóa sổ" loài hà mã lùn và voi lùn. Ảnh: Manoj Shah/Stone/Getty Images.
"Chúng tôi phát hiện rằng, ngay cả một quần thể dân cư gồm khoảng 3.000 - 7.000 người cũng có thể dễ dàng đẩy loài hà mã lùn và voi lùn đến bờ vực tuyệt chủng. Mô hình của chúng tôi cho thấy quá trình này sẽ mất chưa đến 1.000 năm. Dự đoán này khớp với trình tự tuyệt chủng được suy ra từ hồ sơ cổ sinh vật học", nhóm nghiên cứu cho hay. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.
Theo nhóm nghiên cứu, sự kiện tuyệt chủng không chỉ xảy ra ở đảo Síp mà còn ở hầu hết các hòn đảo ở Địa Trung Hải, thậm chí tại những vùng đất rộng lớn hơn như Australia. Ảnh: CJA Bradshaw/Flinders University.
Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.