Khổng Tử được coi là “Thánh nhân”, là “Vạn thế sư biểu”, gọi đủ là “Đại thành chí thánh tiên sư Văn Tuyên vương”. Học thuyết Nho học của ông (còn gọi là Nho giáo, Nho gia, Khổng giáo, Khổng học) có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Trung Quốc cũng như văn hóa phương Đông.Khi tìm hiểu về Khổng Tử, nhiều người tò mò về cha của ông. Đây là một bí ẩn lớn gây nhiều tò mò. Ngay cả mẹ của Khổng Tử là Nhan Chinh Tại cũng từ chối tiết lộ cho con trai biết chuyện về người cha.Tương truyền, Khổng Tử chào đời khi cha của ông là Thúc Lương Ngột đã ngoài 60 tuổi và mong ngóng có được con trai nối dõi. Trong khi đó, mẹ ông là Nhan Chinh Tại khi đó chưa đầy 20 tuổi mà cha ông, tuổi đã ngoài 60. Họ là cặp vợ chồng có sự chênh lệch tuổi tác khá lớn so với nhiều gia đình khác.Trong "Khổng Tử gia ngữ" có ghi chép về việc mẹ của Khổng Tử không phải vợ cả của Thúc Lương Ngột. Cha của Khổng Tử đến gia đình họ Nhan cầu hôn. Gia đình họ Nhan có tất cả 3 người con gái và Nhan Chinh Tại là con gái út.Sau khi Thúc Lương Ngột đến nhà cầu hôn, cha của Nhan Chinh Tại đã gọi 3 con gái và hỏi: "Mặc dù Thúc Lương Ngột chỉ là bậc sĩ nhưng lại là con cháu của Thánh Vương. Thúc Lương Ngột chiều cao 10 xích, sức lực vượt trội. Cha rất mong muốn có quan hệ thông gia với Thúc Lương Ngột nhưng ông ta tuổi đã cao, tính tình lại nghiêm khắc. Trong 3 người các con ai có thể ưng ý làm vợ ông ta?".Trong khi 2 người con gái đầu im lặng, Nhan Chinh Tại liền nói sẽ nghe theo thời cha. Nghe xong, cha của Nhan Chinh Tại hỏi lại con gái có thực sự bằng lòng lấy Thúc Lương Ngột làm chồng. Nhan Chinh Tại liền gật đầu và hôn lễ của 2 người được tổ chức.Do hai vợ chồng có cách biệt tuổi tác lớn, sợ khó có con nên Nhan Chinh Tại đã âm thầm lên núi Ni Khâu cầu nguyện để sớm có con. Không lâu sau, bà sinh ra Khổng Tử. Khi Khổng Tử lên 3 tuổi, cha của ông qua đời.Theo truyền thuyết, do là vợ lẽ của Thúc Lương Ngột nên sau khi chồng chết, mẹ con Khổng Tử bị đuổi ra khỏi nhà. Hai mẹ con có cuộc sống khốn khó. Nhan Chinh Tại một mình nuôi con.Về sau, mẹ con Khổng Tử chuyển tới Khúc Phụ - kinh đô cũ của nước Lỗ sinh sống. Vượt qua nghịch cảnh, bà nuôi con trai thành tài.Sống dưới thời phong kiến, Nhan Chinh Tại lo lắng về những định kiến xã hội về việc bà là vợ lẽ, bị gia đình đuổi khỏi nhà sau khi chồng chết có thể ảnh hưởng tới tương lai của Khổng Tử nên quyết định giữ kín bí mật về người chồng lớn tuổi. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.
Khổng Tử được coi là “Thánh nhân”, là “Vạn thế sư biểu”, gọi đủ là “Đại thành chí thánh tiên sư Văn Tuyên vương”. Học thuyết Nho học của ông (còn gọi là Nho giáo, Nho gia, Khổng giáo, Khổng học) có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa Trung Quốc cũng như văn hóa phương Đông.
Khi tìm hiểu về Khổng Tử, nhiều người tò mò về cha của ông. Đây là một bí ẩn lớn gây nhiều tò mò. Ngay cả mẹ của Khổng Tử là Nhan Chinh Tại cũng từ chối tiết lộ cho con trai biết chuyện về người cha.
Tương truyền, Khổng Tử chào đời khi cha của ông là Thúc Lương Ngột đã ngoài 60 tuổi và mong ngóng có được con trai nối dõi. Trong khi đó, mẹ ông là Nhan Chinh Tại khi đó chưa đầy 20 tuổi mà cha ông, tuổi đã ngoài 60. Họ là cặp vợ chồng có sự chênh lệch tuổi tác khá lớn so với nhiều gia đình khác.
Trong "Khổng Tử gia ngữ" có ghi chép về việc mẹ của Khổng Tử không phải vợ cả của Thúc Lương Ngột. Cha của Khổng Tử đến gia đình họ Nhan cầu hôn. Gia đình họ Nhan có tất cả 3 người con gái và Nhan Chinh Tại là con gái út.
Sau khi Thúc Lương Ngột đến nhà cầu hôn, cha của Nhan Chinh Tại đã gọi 3 con gái và hỏi: "Mặc dù Thúc Lương Ngột chỉ là bậc sĩ nhưng lại là con cháu của Thánh Vương. Thúc Lương Ngột chiều cao 10 xích, sức lực vượt trội. Cha rất mong muốn có quan hệ thông gia với Thúc Lương Ngột nhưng ông ta tuổi đã cao, tính tình lại nghiêm khắc. Trong 3 người các con ai có thể ưng ý làm vợ ông ta?".
Trong khi 2 người con gái đầu im lặng, Nhan Chinh Tại liền nói sẽ nghe theo thời cha. Nghe xong, cha của Nhan Chinh Tại hỏi lại con gái có thực sự bằng lòng lấy Thúc Lương Ngột làm chồng. Nhan Chinh Tại liền gật đầu và hôn lễ của 2 người được tổ chức.
Do hai vợ chồng có cách biệt tuổi tác lớn, sợ khó có con nên Nhan Chinh Tại đã âm thầm lên núi Ni Khâu cầu nguyện để sớm có con. Không lâu sau, bà sinh ra Khổng Tử. Khi Khổng Tử lên 3 tuổi, cha của ông qua đời.
Theo truyền thuyết, do là vợ lẽ của Thúc Lương Ngột nên sau khi chồng chết, mẹ con Khổng Tử bị đuổi ra khỏi nhà. Hai mẹ con có cuộc sống khốn khó. Nhan Chinh Tại một mình nuôi con.
Về sau, mẹ con Khổng Tử chuyển tới Khúc Phụ - kinh đô cũ của nước Lỗ sinh sống. Vượt qua nghịch cảnh, bà nuôi con trai thành tài.
Sống dưới thời phong kiến, Nhan Chinh Tại lo lắng về những định kiến xã hội về việc bà là vợ lẽ, bị gia đình đuổi khỏi nhà sau khi chồng chết có thể ảnh hưởng tới tương lai của Khổng Tử nên quyết định giữ kín bí mật về người chồng lớn tuổi. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Trung Quốc ra mắt tàu treo tự động trên cao. Nguồn: VTV24.