"Ngôi sao siêu bão tố" nặng gấp 12.700 lần Trái Đất

Google News

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã đo được gió trên một ngôi sao lùn nâu, dạng thiên thể còn có biệt danh

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi phó giáo sư Katelyn Allers từ Đại học Bucknell ở Lewisburg, Pennsylvania (Mỹ) đã sử dụng các quan sát ở bước sóng khả kiến và hồng ngoại của sao lùn nâu 2MASS J10475385 + 2124234 để nắm bắt những cơn cuồng phong đang diễn ra trên bề mặt thiên thể này.

Sơ đồ gió trên ngôi sao lùn nâu và hình ảnh so sánh với Sao Mộc, một hành tinh bão tố khác - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp 

Kết quả cho thấy, tốc độ gió trung bình trên ngôi sao là 2.330 km/giờ, mạnh hơn nhiều lần so với mọi cơn bão tố đáng sợ nhất trên trái đất. Ở hành tinh chúng ta, kỷ lục tốc độ gió đo được là 512 km/giờ, là một cơn lốc xoáy ở Oklahoma (Mỹ) năm 1999.

Ngôi sao lùn nâu được nghiên cứu lần này là một thiên thể cách Trái Đất 34 năm ánh sáng, nặng khoảng 40 lần so với Sao Mộc, tức hơn 12.700 lần so với Trái Đất chúng ta. Sao lùn nâu còn có biệt danh là "ngôi sao thất bại": nó là một vật thể nặng hơn hành tinh nhưng không đủ lớn để lưu trữ các phản ứng nhiệt hạch như các loại sao khác.

Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu từ 2 thiết bị quan sát thiên văn hiện đại là Kính viễn vọng Very Large Array ở New Mexico và Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Hiểu biết hơn về gió trên sao lùn nâu có thể mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về động lực học phức tạp của khí quyển sao lùn nâu, vốn còn trong màn bí ẩn. Bước tiếp theo, họ mong muốn tìm hiểu điều tương tự trên những ngoại hành tinh – tức những hành tinh thuộc "hệ Mặt Trời" khác.

 
Theo A. Thư/Người lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)