Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Đình và vạn Phước Lộc được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân người Việt đầu tiên đến lập làng, mở ấp.Công trình được chia thành hai phần là đình và vạn, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam hải (cá voi) của ngư dân địa phương.Đình và vạn Phước Lộc được biết đến với bộ sưu tập xương cá ông lớn bậc nhất Việt Nam với số lượng trên 100 bộ.Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn đặt trong vạn.Bộ xương cá voi lớn nhất được đặt ở ngăn kính trên cùng, các ngăn dưới là nhiều bộ xương trung bình và nhỏ được xếp chồng lên nhau.Các bộ xương này có nguồn gốc từ các cá ông lụy bờ được an táng. Sau khi thịt phân hủy, xương được xử lý và đưa vào Vạn Phước Lộc để bảo quản và thờ tự.Đối với cá ông lớn, ngư dân quy định chôn 8 năm, cá nhỏ là 4 năm. Sau khoảng thời gian đó, ngư dân sẽ đợi đến ngày 16/6 (âm lịch) mới được quật mộ bốc xương cá voi.Theo truyền thống tâm linh của ngư dân miền Nam, cá voi hay cá ông là con vật thiêng. Trong dân gian từ nhiều thế kỷ trước đã lưu truyền những câu chuyện về cá voi cứu ngư dân gặp nạn, khiến sinh vật khổng lồ này được tôn thành những vị thần của biển cả.Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá.Theo lời của các bậc cao nhiên, bộ xương cá voi cổ nhất trong vạn Phước Lộc có tuổi đời khoảng 200 năm.Với những giá trị lịch sử to lớn, đình và vạn Phước Lộc đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia của Việt Nam.
Nằm ở phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, Đình và vạn Phước Lộc được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân người Việt đầu tiên đến lập làng, mở ấp.
Công trình được chia thành hai phần là đình và vạn, trong đó đình là nơi thờ Hoàng Thành bổn xứ có công khai mở đất làng La Gi và vạn là nơi thờ Thần Ông Nam hải (cá voi) của ngư dân địa phương.
Đình và vạn Phước Lộc được biết đến với bộ sưu tập xương cá ông lớn bậc nhất Việt Nam với số lượng trên 100 bộ.
Các bộ xương này được bảo quản bằng tủ kính có nhiều ngăn đặt trong vạn.
Bộ xương cá voi lớn nhất được đặt ở ngăn kính trên cùng, các ngăn dưới là nhiều bộ xương trung bình và nhỏ được xếp chồng lên nhau.
Các bộ xương này có nguồn gốc từ các cá ông lụy bờ được an táng. Sau khi thịt phân hủy, xương được xử lý và đưa vào Vạn Phước Lộc để bảo quản và thờ tự.
Đối với cá ông lớn, ngư dân quy định chôn 8 năm, cá nhỏ là 4 năm. Sau khoảng thời gian đó, ngư dân sẽ đợi đến ngày 16/6 (âm lịch) mới được quật mộ bốc xương cá voi.
Theo truyền thống tâm linh của ngư dân miền Nam, cá voi hay cá ông là con vật thiêng. Trong dân gian từ nhiều thế kỷ trước đã lưu truyền những câu chuyện về cá voi cứu ngư dân gặp nạn, khiến sinh vật khổng lồ này được tôn thành những vị thần của biển cả.
Trải qua chiến tranh, đình và vạn Phước Lộc từng bị tàn phá nặng nề và chuyển dời vị trí nhưng những bộ xương cá ông vẫn được người dân bảo vệ bằng mọi giá.
Theo lời của các bậc cao nhiên, bộ xương cá voi cổ nhất trong vạn Phước Lộc có tuổi đời khoảng 200 năm.
Với những giá trị lịch sử to lớn, đình và vạn Phước Lộc đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia của Việt Nam.